Nước mắt có thể tạo ra điện

Thứ Năm, 02/11/2017, 11:00
Có khi nào bạn tự hỏi những cái lòng trắng trứng và nước mắt của con người có điểm gì chung? Ðều trong suốt đúng không, nhưng theo một nghiên cứu mới từ Ailen, cả hai đều có một điểm chung rất hữu ích: có thể tạo ra điện, nhờ vào một loại enzyme có trong đó.


Enzyme có tên lysozyme cũng được tìm thấy trong nước bọt và sữa động vật có vú, theo nghiên cứu được công bố ngày 2-10 trên tạp chí Vật lý Ứng dụng. Enzyme chống vi khuẩn, nó tấn công các tế bào của vi khuẩn, làm suy yếu chúng. 

Khi lysozyme ở dạng tinh thể, nó cũng xuất hiện năng lượng gọi là áp điện, nghĩa là enzym có thể chuyển đổi năng lượng cơ học (khi áp lực vào nó) thành năng lượng điện, các nhà nghiên cứu viết.

Aimee Stapleton, một nhà nghiên cứu sinh vật học tại Đại học Limerick, Ireland, nói: "Áp điện được sử dụng xung quanh chúng ta". Ví dụ, theo các tuyên bố, các vật liệu áp điện như tinh thể thạch anh được sử dụng trong điện thoại di động (như là bộ phận rung động) và thiết bị phát hiện tàu ngầm dưới đại dương.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực tế, các vật liệu như xương, gỗ, gân và protein (bao gồm cả collagen và chất sừng) đều có đặc tính áp điện. Tuy nhiên, "khả năng sản xuất điện từ protein đặc biệt này (lysozyme) chưa được khám phá", Stapleton cho biết.

Để nghiên cứu các đặc tính áp điện của lysozyme, các nhà khoa học đã áp dụng một dạng tinh thể của enzym đối với màng. Họ nhận thấy lysozyme có thể tạo ra điện giống như thạch anh, nhưng lysozyme là một vật liệu sinh học, vì vậy nó có thể ứng dụng trong y tế. 

“Lysozyme không độc hại, do đó chúng có thể có nhiều ứng dụng sáng tạo, chẳng hạn như lớp điện cực, chống vi khuẩn cho cấy ghép y học", Stapleton nói.

Các nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai lysozyme có thể được sử dụng để tạo ra các thiết bị y sinh học được sử dụng trong cơ thể người. Các enzyme cũng có thể được sử dụng để tăng sức mạnh và kiểm soát sự phóng thích các thuốc trong cơ thể. Mặc dù vậy, cần phải nghiên cứu thêm trước khi enzyme có thể được sử dụng cho những mục đích này.

Văn Ưng
.
.
.