Phát hiện hành tinh lùn Eris

Thứ Tư, 16/01/2019, 10:37
Ngày 5-1-2005, một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh lùn Eris, còn gọi là 2003 UB313. Đây là hành tinh lùn lớn thứ hai trong Thái Dương hệ, chỉ sau sao Diêm Vương, và là thiên thể thứ 11 quay quanh Mặt trời (tính theo khoảng cách, không kể vành đai Kuiper và các mặt trăng).


2003 UB313 được phát hiện bởi nhóm các nhà khoa học bao gồm Michael Brown, Chad Trujillo và David Rabinowitz, từ bức ảnh chụp ngày 21-10-2003, và phát hiện này đã được thông báo vào ngày 29-7-2005, cùng một ngày với 2 thiên thể ngoài Hải Vương tinh (TNO) lớn khác, 2003 EL61 và 2005 FY9. 

Đội tìm kiếm đã quét một cách có hệ thống trong nhiều năm để tìm kiếm các thiên thể nằm ở phía ngoài của hệ Mặt trời, và trước đây đã từng tham gia vào việc tìm kiếm một số thiên thể lớn khác ngoài Hải Vương tinh, bao gồm 50000 Quaoar, 90482 Orcus và 90377 Sedna.

2003 UB313 được phân loại như là SDO, một thiên thể thuộc TNO mà người ta tin rằng đã "bị rải" từ vành đai Kuiper vào không gian xa hơn và có quỹ đạo bất thường do các tương tác hấp dẫn với Hải Vương tinh khi hệ Mặt trời hình thành. 

Mặc dù độ nghiêng quỹ đạo của nó lớn bất thường trong số các SDO đã biết hiện nay, các mô hình lý thuyết cho rằng các thiên thể nguyên thủy nằm gần góc bên trong của vành đai Kuiper bị ném vào các quỹ đạo có độ nghiêng cao hơn so với các thiên thể ở phía ngoài vành đai. 

Các thiên thể bên trong vành đai nói chung nặng hơn so với các thiên thể ở mé ngoài, và vì thế các nhà thiên văn dự tính có thể phát hiện ra nhiều thiên thể lớn giống như 2003 UB313 trong các quỹ đạo có độ nghiêng lớn.

Do 2003 UB313 dường như còn lớn hơn cả Diêm Vương tinh, nó có thể được coi là hành tinh thứ 10 của hệ Mặt trời.  Tuy nhiên, nó vẫn chưa được gọi chính thức như thế, do ngay cả địa vị của Diêm Vương tinh như là một hành tinh cũng là chủ thể của các tranh cãi. Một số nhà thiên văn tin rằng có một lượng lớn các TNO chưa phát hiện ra cũng to lớn hơn cả Diêm Vương tinh. Phân loại tất cả chúng như là hành tinh được coi là điều gây khó khăn.

Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) đang xem xét lại định nghĩa của thuật ngữ 'hành tinh' vì người ta ngày càng tin rằng một thiên thể nào đó còn to hơn Diêm Vương tinh sẽ được tìm ra. IAU dự kiến sẽ nhanh chóng công bố định nghĩa trong thời gian sớm nhất, nhưng hiện nay điều này còn chưa chắc chắn. Cho đến khi định nghĩa này được đưa ra thì IAU vẫn tiếp tục coi mọi thiên thể được phát hiện ở khoảng cách xa hơn 40 AU như là một phần của quần thể ngoài Hải Vương tinh nói chung.

2003 UB313 có chu kỳ quỹ đạo 557 năm, và hiện nay đang nằm gần như ở khoảng cách cực đại của nó tới Mặt trời (điểm viễn nhật). Hiện tại nó là thiên thể xa nhất đã biết của hệ Mặt trời với khoảng cách tới Mặt trời là 97 AU (AU là khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời, khoảng 150 triệu km). 

Giống như Diêm Vương tinh, quỹ đạo của 2003 UB313 có độ lệch tâm cao và sẽ đưa nó tới khoảng cách khoảng 35 AU với Mặt trời khi nó ở điểm cận nhật (khoảng cách của Diêm Vương tinh tới Mặt trời là 29 tới 49,5 AU, trong khi Hải Vương tinh chỉ quay trong quỹ đạo trên 30 AU). 

Không giống như các hành tinh có đất và các hành tinh khí khổng lồ, mà quỹ đạo của chúng đều nằm trên gần như một mặt phẳng giống như Trái đất, quỹ đạo của 2003 UB313 rất nghiêng - nó nghiêng một góc khoảng 44 độ so với mặt phẳng hoàng đạo.

Tên gọi chính thức của thiên thể này vẫn chưa có, mặc dù các nhà phát hiện ra nó đã gửi đề nghị tên có thể cho nó tới Hiệp hội Thiên văn quốc tế, là cơ quan xem xét các quy ước đặt tên thiên văn. 

Tuyên bố cho rằng 2003 UB313 đã được đặt tên là 'Xena' hay 'Lila' là không chính xác; cả hai tên gọi này đã được các nhà phát hiện sử dụng một cách thân mật nhưng chẳng có tên nào trong chúng đã được đệ trình tới IAU. 

Quy tắc để đặt tên cho 2003 UB313 hiện nay bị trì hoãn phụ thuộc vào các quyết định có nên phổ biến định nghĩa thuật ngữ 'hành tinh' một cách hình thức hay không và địa vị của thiên thể này theo định nghĩa như thế nào.

Tên gọi Eris được đặt theo tên của vị thần xung đột trong thần thoại Hy Lạp, người đã gây ra cuộc chiến thành Troia. 

Xuân Trường
.
.
.