Phát hiện mạng lưới giao thương cổ đại ở Việt Nam

Thứ Năm, 05/10/2017, 16:05
Một nhóm các nhà khảo cổ học của Ðại học Quốc gia Úc đã khám phá ra một mạng lưới giao thương rộng lớn hoạt động tại Việt Nam từ khoảng 4.500 năm cho đến 3.000 năm trước đây.


Một nghiên cứu mới cho thấy, một số khu định cư dọc theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long của miền Nam Việt Nam là một phần của một hệ thống phức tạp, nơi có khối lượng lớn các mặt hàng được sản xuất và lưu thông trên hàng trăm cây số.

Nhà nghiên cứu hàng đầu, nữ Tiến sĩ Catherine Frieman thuộc Trường Khảo cổ và Nhân chủng học ANU cho biết, khám phá này đã làm thay đổi đáng kể những gì đã biết về nền văn hóa Việt Nam.

Tiến sĩ Frieman nói: "Chúng tôi biết một số đồ tạo tác đã được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng điều này là bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một mạng lưới thương mại lớn, bao gồm các nhà sản xuất công cụ chuyên môn và những kiến thức về kỹ thuật. Đây không phải trường hợp của những người sản xuất ra một vài thứ phụ trong những gì họ cần, mà đó là một hoạt động chủ chốt".

Khám phá này được phát hiện sau khi Tiến sĩ Frieman, một chuyên gia về các dụng cụ bằng đá cổ đại, đã được mời đến để tìm kiếm bộ sưu tập các sản phẩm bằng đá được các nhà nghiên cứu tìm thấy tại một địa điểm gọi là Rạch Núi ở tỉnh Long An, Việt Nam.

Tiến sĩ Frieman đã tìm thấy một hòn đá mài, dùng để chế tạo các dụng cụ như đầu rìu đá từ một mỏ đá nằm cách đó 80 km về phía trên thung lũng sông Đồng Nai. Bà nói: "Khu vực Rạch Núi không có tài nguyên đá, nên người dân phải mang đá từ nơi khác đến và làm việc để tạo ra hiện vật. Người dân đã trở thành những chuyên gia về công cụ bằng đá mặc dù họ không sống gần nơi có nguồn đá".

Ðịa điểm khai quật tại Rạch Núi, tỉnh Long An.

Tiến sĩ Phillip Piper thuộc Trường Khảo cổ học và Nhân chủng học ANU, một chuyên gia về khảo cổ học, đang tiến hành lập bản đồ chuyển đổi từ săn bắn và tập trung sang nuôi trồng ở khu vực Đông Nam Á. Khi người dân thành lập khu định cư, họ đã phát triển nền văn hóa vật thể và kinh tế của riêng mình.

Tiến sĩ Piper cho biết: "Việt Nam có một hồ sơ khảo cổ tuyệt vời với một số khu định cư và địa điểm cung cấp thông tin quan trọng về con đường phức tạp trong việc chuyển đổi từ săn bắn sang nuôi trồng trong khu vực. Ở miền Nam Việt Nam, có rất nhiều địa điểm khảo cổ thời kỳ đồ đá mới tương đối gần nhau, chứng tỏ sự khác biệt đáng kể trong văn hoá vật thể, phương pháp xây dựng khu định cư và sinh kế”.

 "Điều đó cho thấy rằng các cộng đồng đã thiết lập những khu định cư dọc theo các chi lưu khác nhau và trên bờ biển trong thời kỳ này nhanh chóng phát triển quỹ đạo xã hội, văn hóa và kinh tế của chính họ. Có rất nhiều mạng lưới giao thương phức tạp xuất hiện giữa các cộng đồng này, một số đã dẫn đến sự di chuyển của các nguyên vật liệu và những ý tưởng sản xuất trên những khoảng cách khá xa", Tiến sĩ Piper nói.

Trần Thắng
.
.
.