Truy nã kẻ ăn “thịt heo dài”!

Thứ Hai, 20/02/2017, 15:39
Cảnh sát Papua New Guinea (PNG) thường xuyên phải truy nã những thành viên một tà giáo chuyên ăn thịt người, và “món” này được gọi là “thịt heo dài”. 


Ăn “thịt heo dài” là “một nền văn hóa truyền thống” của PNG, một đảo quốc nghèo ở Nam Thái Bình dương. Văn hóa này tồn tại ở những vùng vùng hẻo lánh hồi cuối thế kỷ 20, khi PNG là thuộc địa của Australia. Cảnh sát cho biết tà giáo ăn thịt người có từ 700 đến 1.000 người tại nhiều làng nghèo. Do quá mê tín dị đoan nên họ tin rằng nếu ăn các bộ phận ngũ tạng của các “thầy mo”, họ sẽ tiếp thụ được nguồn năng lượng siêu nhiên, cơ thể chống được đạn, không bị bệnh hoạn, không gặp xui xẻo, tai nạn hoặc bị chết!

Đánh chén món “pín” người

Cảnh sát PNG đã bắt 29 thành viên của một băng đảng “săn phù thủy” vì tội giết và ăn thịt 7 người đàn ông bị chúng buộc tội là “thầy mo lang băm”. Chúng giết chết 7 người này, ăn não của họ và cắt dương vật của họ để “nấu lẩu”!

Cảnh sát trưởng xác nhận 29 nghi can đã dùng rựa “xử” 7 nạn nhân vì nghi họ là “thầy mo”. Một nghi phạm cho biết: “Chúng tôi ăn não nạn nhân rồi đem tim, gan, dương vật cùng các bộ phận khác về nhà để chế biến thành các món cho người nhà ăn”.

Cảnh sát nói đó là mê tín dị đoan, nhưng tất cả các thành viên  tà giáo đều  biết ăn thịt người. 29 nghi phạm gồm 8 phụ nữ đã bị buộc tội cố ý giết người, đều phải lãnh án tử hình. Các nghi phạm cho rằng họ chẳng làm gì sai phạm và họ đã công khai giết chết các nạn nhân, vì các “thầy mo” lợi dụng những trò phù thủy để “thu phí chữa bệnh cao”: tống tiền dân làng nghèo, thậm chí đòi hỏi phụ nữ trong làng phải cho các “thầy mo” quan hệ tình dục.

Để thuê một “thầy mo” nhằm biết được nguyên nhân cái chết của người thân hoặc nhờ trục xuất ma quỷ khỏi người bị ám, người làng có thể phải “cúng” 1.000 kina tiền mặt (475 USD), một con heo và một bao gạo, nhưng cũng có “thầy mo” đòi sex, dù quan niệm đạo đức của tà giáo là “thầy mo” không được ngủ với vợ của người khác hoặc với con gái còn trẻ.

Một người dân địa phương nói có lẽ vì bị “thầy mo chơi trèo” nên các nghi phạm đã đi săn “bọn dâm tặc” ngủ với vợ họ.

Ruồi là  lực lượng trinh sát 

Vài năm qua có không ít vụ được cho là “săn thầy mo” và ăn thịt người. Năm ngoái, có ông nọ bị “thầy mo” xui khiến đã ăn thịt đứa con trai mới cất tiếng khóc chào đời.

Năm 2009, có tin một bà bị lột trần truồng rồi bị thiêu sống. Năm 2013, một cô giáo bị tra tấn trước mặt mọi người, rồi bị dân làng chặt đầu sau khi buộc tội cô giáo là “thầy mo” trù ếm một người hàng xóm. Người làng đã trở thành những “người săn phù thủy” khi cầm súng, rựa và búa để lôi cô Helen Rumbali, 40 tuổi cùng  chị gái và hai đứa cháu gái khỏi nhà cô, rồi châm lửa đốt căn nhà ra tro.

Họ buộc tội Rumbali là “phù thủy” phải chịu trách nhiệm về cái chết của một người làng bị bệnh. Họ nói biết thủ phạm là ai, nhờ họ đi theo… một đàn ruồi từ mộ người chết bay về đến nhà Rumbali, và mộ người chết có đầy dấu vết của một nghi thức ma thuật.

Một phù thủy ở Papua New Guinea.

Khi cảnh sát đến nơi thì mọi chuyện đã quá muộn, Rumbali bị chặt đầu sau khi bị tra tấn. Người chị và 2 đứa cháu bị đâm nhiều nhát dao chỉ được dân làng thả sau cuộc thương lượng với cảnh sát.

Vụ chặt đầu cô giáo Rumbali xảy ra hồi tháng 4-2013. Hai chị em cùng hai người cháu bị tra tấn suốt 3 ngày.

Trước đó, 6 phụ nữ cũng bị tra tấn bằng những thanh sắt, và một người bị chôn sống trong một buổi “tế thần”. Sau đó là vụ một người mẹ trẻ cũng bị buộc tội là “phù thủy”, bị thiêu sống ngay trước mặt đám đông.

Lòng tham và ghen tuông

Vấn đề là ở PNG có “Luật phù thủy” từ 42 năm trước, cho phép niềm tin “thầy mo” của người dân có thể được vận dụng làm một phần lý do bào chữa cho việc giết ai đó bị nghi giỏi làm trò “trù ếm, ma thuật”.

Hồi tháng 5-2013, Chính phủ PNG đã phải hủy luật này sau khi xảy ra nhiều vụ bạo lực, giết người. Nhà nhân chủng học Richard Eves phát biểu trên tạp chí Time: “Ở PNG còn hơn 800 nền văn hóa khác biệt, và nạn tin phù thủy tỏa khắp trong hầu hết các nền văn hóa này. Việc ra luật cùng chủ trương này - khác không bảo đảm sẽ kết thúc được những vụ “săn phù thủy” vì tỷ lệ cảnh sát trong dân quá thấp.

Một người bị cảnh sát Ấn Độ bắt giữ vì nghi ngờ tham gia vào 1 vụ giết "phù thủy".

Khi có một tên tội phạm vũ trang đòi máu, thì một vài cảnh sát cũng chẳng thể làm gì. Sự thật là Cảnh sát PNG cũng tin kẻ bị buộc tội là “phù thủy” gieo rắc cái chết cho người khác”. Luật sư Miranda Forsyth thuộc Đại học Quốc gia Australia nói: “Niềm tin của người PNG là nếu họ không giết người ấy thì người ấy sẽ tiếp tục gieo rắc cái chết và sự xui xẻo, bệnh tật cho dân làng”.

Nhưng theo các chuyên gia thì những vụ bạo lực liên quan “tội phù thủy” đã bị “đổ dầu vào lửa” bởi sự khác biệt về kinh tế khiến người ta nuôi dưỡng sự ganh tỵ, ghen tuông, chứ không bởi niềm tin “có phù thủy”.

Họ nói sự ghen tỵ gây ra nhiều hận thù, người không có của ghét ghen người giàu có, khá giả, nên họ mượn cớ “phù thủy” để giết ngườ, không cho người khác có thể giàu thêm, khi hầu hết trong 7 triệu cư dân PGN là nông dân nghèo tá túc trong các lều tranh.

Trong trường hợp này, rõ ràng Rumbali bị kết án là “phù thủy” chỉ là một cái cớ, bởi gia đình cô khá giả, chồng và con trai của cô đều là công chức, họ sống trong một ngôi nhà kiên cố bằng gỗ, và gia đình cô đều học cao, có địa vị trong xã hội.

Các chuyên gia nói nạn “săn phù thủy” đã lan cả đến những nơi chưa hề xảy ra tình trạng “trừng phạt đích đáng bọn ma thuật” trong thời gian gần đây. Liên Hiệp Quốc đã phải ghi nhận hàng trăm vụ bạo lực liên quan “phù thủy và săn phù thủy” ở PNG, chủ yếu xảy ra ở những vùng hẻo lánh ít báo cáo thông tin.

Liên Hiệp Quốc cho rằng các vụ tấn công “phù thủy” xảy ra nhiều nhưng hầu như kẻ “săn phù thủy” đều không bị trừng phạt. Dù chưa rõ lý do chính của những vụ bạo lực cực đoan, sự tăng trưởng kinh tế cũng có thể là một yếu tố tác động rất lớn: PGN được đánh giá là có nền tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình dương.

Nguồn tài nguyên mỏ và khí tự nhiên tìm thấy ở PNG đã giúp nền kinh tế lâu nay suy thoái “chuyển hóa” thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong 10 năm qua, đạt mức tăng trưởng kinh tế 7% hàng năm. Mức tăng trưởng này lên “đỉnh” 8,9% trong năm 2011 trước khi giảm tốc còn 8%.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá PNG là một trong những quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng cao nhất, nếu không nói là cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình dương.

“Phù thủy” làm “chỉ điểm”

Công tố viên trưởng PNG Ravunama Auka thì không cho rằng sự ghen tuông, ganh tỵ là lý do gây ra những vụ tấn công “phù thủy”. Dù không có số liệu chính thức nhưng theo ông thì hầu hết nạn nhân bị giết vì một niềm tin rằng họ chính là “phù thủy”. Ông đoan chắc những vụ này sẽ còn tăng nhưng không giải thích vì sao: “Nhiều lý do lắm, không chỉ vì người này giàu có, người khác nghèo khổ”.  

Một giải thích khác về niềm tin vào “phù thủy” là ở tỉnh Chimbu của PNG, theo nhà nhân chủng học Philip Gibbs chuyên nghiên cứu về phù thủy. Ông cũng là một linh mục đạo Thiên Chúa sống ở PNG hơn 40 năm qua: người ta chôn người chết trong mộ xây bằng bêtông, để xác chết không bị những con vật ma quái nhỏ ăn thịt. Người dân tin các con thú này có thể “ám” người sống, nên dân làng phải cậy nhờ các thầy lang - phù thủy “chỉ điểm” ai bị quỷ ma ám. Người bị nghi được cho là vào ban đêm sẽ hồn lìa khỏi xác để biến thành một con thú nhỏ nào đó.

Linh mục Gibbs nói người bị nghi “ma ám” thường bị tra tấn để buộc khai nhận và đôi khi bị giết. Ông cũng giải thích gia đình người bị nghi ngờ thường phải vội rời bỏ nông trại, chỉ đem theo một số vật dụng cần thiết trong một cái bao. Vì thế, dân làng sẽ phải quyết định ai sẽ “thừa kế” khu đất bỏ hoang, từ đó lòng tham, sự ganh tỵ bùng lên và lại có thêm nạn nhân bị buộc tội “phù thủy”….

Du khách bị… nướng chín

Các nước láng giềng Vanuatu và quần đảo Solomon cũng tin vào “phù thủy” nhưng họ lại không phải trải nhiệm cùng mức độ bạo lực cực đoan như PNG. Một bộ lạc thổ dân ở đảo Nuku Hiva (Polynesia thuộc Pháp, ở Nam Thái Bình Dương) vẫn còn giữ truyền thống ăn thịt người, nạn nhân mới nhất là một người Đức thích phiêu lưu! Phải chăng đó là sự thật hay là “truyền thuyết”?

Vào tháng 10-2011, phần thịt xương còn lại của Stefan Ramin, du khách người Đức 40 tuổi được tìm thấy tại một điểm cắm trại. Các tờ báo giật gân cho rằng Ramin có thể là nạn nhân của tục ăn thịt người ở Nuku Hiva, một hòn đảo  339km2, nổi tiếng về tục dùng thân xác người để tế thần thánh. Thế nhưng, người dân địa phương rất phẫn nộ về tin vịt này và các chuyên gia nói tục giết người ăn thịt chỉ là chuyện của quá khứ xa xôi.

Stefan Ramin và bạn gái.

Ramin sinh ở Hamburg (Đức), là thủy thủ đi khắp thế giới. Ramin và bạn gái Heike Dorsch, 37 tuổi, đến đảo Nuku Hiva ngày 16-9-2011, bỏ neo chiếc thuyền nhôm  dài 14 m tên Baju gần đảo. Họ phiêu lưu tất cả các vùng biển trên thế giới từ năm 2008. Ramin từng là tư vấn quản lý, anh mê đi biển từ bé, 16 tuổi được bố sắm cho chiếc thuyền đầu tiên. Còn Dorsch  là hướng dẫn viên yoga, cùng Ramin gọi chiếc Baju của họ là “nhà nhỏ nổi” và được trang bị để phát hiện “những thiên đàng hẻo lánh nhất trần gian”. Họ dự định kết thúc chuyến phiêu lưu tại New Zealand trong năm 2012.

Ngày 9-10-2011, Ramin cùng hướng dẫn viên du lịch người địa phương Arihano Haiti 31 tuổi đi săn dê. Cô Heike Dorsch cho biết, Haiti trở về điểm cắm trại mà không có Ramin theo về. Anh ta nói Ramin bị thương, nhưng khi cô cùng Haiti đi vào rừng để tới chỗ được cho là Ramin ở đó, thì bị Haiti trói cô vào một gốc cây rồi hiếp cô rồi hắn bỏ chạy lên núi. 

Sau đó, người ta đã tìm thấy quần áo, xương, thịt và răng người ở khu cắm trại. Đó là những gì còn sót lại của Ramin. Cảnh sát cho biết Ramin đã bị thiêu. Tờ Bild của Đức nêu chính quyền địa phương nghi “Haiti đâm chết nạn nhân, ăn một phần thịt rồi đốt xác cùng xác thú vật”.

Sau cuộc truy lùng của cảnh sát, cuối cùng Haiti ra đầu thú sau gần 2 tháng chạy trốn. Hắn bị buộc tội giết người, tấn công tình dục và giam giữ người trái phép.

Phân biệt chủng tộc

Cũng từ đó, mọi sự thay đổi ở đảo Nuku Hiva. 2.900 dân đảo phải đối mặt với những cáo buộc họ là những kẻ ăn thịt người máu lạnh. Dù công tố viên Josef Thorel khẳng định thi thể Ramin bị thiêu và giả thiết ăn thịt người bị loại trừ.   

Phó thị trưởng đảo Nuku Hiva (đảo lớn nhất ở quần đảo Marquesas) là Deborah Kimitete lắc đầu ghê sợ, nói tin đồn dân đảo ăn thịt người khiến người dân Marquesas cảm thấy đau lòng vì bị sỉ nhục: “Họ bày ra câu chuyện để phân biệt chủng tộc, miệt thị chúng tôi”.

Nhà báo Alex du Prel thề ăn thịt chó còn hơn là ăn thịt người, và báo chí nước ngoài nhắc lại truyền thống ăn thịt người của người Marquesas vào 150 năm trước. Ông bảo đang có sự phục hồi văn hóa, nhưng người Marquesas ngày nay không tàn ác đến độ giết người rồi ăn thịt họ: “Nền văn minh Pháp đã dạy dân đảo ăn phó mát, thức ăn đóng hộp chứ không ăn thịt người, và thịt heo rừng của họ còn ngon hơn thịt người”.

Lễ hội dân gian

Chuyện gì thật sự xảy ra vào ngày Ramin rủ Haiti đi săn dê, như bao khách du lịch khác đã rủ? Liệu có chăng một tai nạn trên núi? Hai người có cãi nhau? Chẳng có nhân chứng  nào để trả lời các câu hỏi này. Nhưng vụ việc xảy ra đúng lúc dân Marquesas chuẩn bị cho một “festival văn hóa” lớn nhất quần đảo: lễ hội Mở Mắt (Mata Va’ha) dự kiến tổ chức từ ngày 15 đến 18-12-2011. Một thành viên Ban tổ chức là nhà ngôn ngữ học Joseph Jaffeu (Đức, đã làm phiên dịch khi cảnh sát lấy lời khai của Dorsch) cho biết đây là một văn hóa truyền thống của Marquesas, mang tính giúp mọi người tìm lại bản sắc. Bố của Ramin đã viết thư đề nghị đừng hủy lễ hội, do ôngnghe có tin festival này bị tạm ngưng do cái chết của con trai ông.

Khoảng 2.000 vũ công và nhạc sĩ sẽ tham dự lễ hội, và dân đảo múa “điệu vũ của chim” Haka Manu: đàn ông dậm chân xuống đất theo nhịp trống, tay cầm gậy, nhiều người xăm mình.

Haiti cũng là người trọng truyền thống, vai rộng và cũng có những vết xăm. Nhưng liệu anh ta có là kẻ ăn thịt người, như báo Bild phỏng đoán? Jaffeu đã quá quen với những thành kiến: “Dân châu Âu thích chia thế giới thành 2 cực thiện và ác. Với khách du lịch, câu chuyện ăn thịt người là một nỗi ám ảnh. Ở đây từng có tục tế người, nhưng chuyện đó xảy ra từ rất lâu”. Bên cạnh đó, những câu chuyện về tục ăn thịt người đã bị “thêm mắm thêm muối” bằng trí tưởng tượng của con người.

Nồi lẩu xương người

Nhà nhân chủng học  A.P. Rice (Mỹ) mô tả tục tế người diễn ra cách đây hơn 100 năm: Người Marquesas xem việc ăn thịt người là một “sự vinh quang vĩ đại”: thổ dân đập gãy chân, tay tù nhân trước tiên, để người ấy không thể bỏ chạy hoặc tự vệ. Cuối cùng, nạn nhân bị nướng xiên. 

Nhà văn Mỹ Herman Melville (tác giả cuốn tiểu thuyết “Moby Dick”) kể về thổ dân khát máu: sau một chuyến đến đảo Nuku Hiva, ông viết cuốn “Typee” bằng chuyến trải nghiệm ấy năm 1846: ở giữa làng có một chum gỗ được tạc đẹp đẽ và khi mở nắp nồi, ông trông thấy “xương người còn tươi ẩm”. 

Nhưng chuyện này có bao nhiêu tính xác thực, bao nhiêu là truyền thuyết? Jaffeu khẳng định các văn hóa dân gian của Marquesas đã “chết” từ hơn 100 năm trước, nay không còn có chuyện tế người. Vụ tế người giả định gần nhất xảy ra năm 1880, trong khi dân Marquesas theo đạo Thiên Chúa từ giữa thế kỷ 19, và hầu hết đã chết do dịch bệnh, thuốc phiện do “bọn lạ” đem đến. Dân số giảm, phong tục của họ mất dần. Năm 1842, có khoảng 12.000 người sống ở Nuku Hiva, nhưng đến năm 1934 chỉ còn lại 634 người.

Ngoài những phim kinh dị, tục ăn thịt người hầu như không còn tồn tại trong thế giới văn minh. Bộ lạc Korowai ở PNG  được xem là mọt trong những bộ lạc ăn thịt người cuối cùng, xem đó là một truyền thống văn hóa. Họ còn khoảng 3.000  người, sống ở  một vùng hẻo lánh không biết đến sự hiện hữu của người khác cho đến năm 1970. Dù chưa được xác minh, có thông tin người Korowai thích “ăn liền” óc người còn ấm.

Kẻ ác thời nay

Tháng 4-2011, Tòa án Goettingen (miền Trung Đức) tuyên án tù chung thân đối với Jan O 26 tuổi, về tội giết 2 người, ăn thịt một người và uống máu của nạn nhân. Jan O có biệt danh “Sát thủ ăn thịt người” bị đưa đến một viện tâm thần, sẽ không bao giờ được tha do bị đánh giá quá nguy hiểm cho xã hội. Hắn khai đã bóp cổ cô bé Nina 14 tuổi chết hồi tháng 11-2010, uống máu của cô bé và ăn thịt sống của nạn nhân “để thỏa mãn những ham muốn nhục dục”. 5 ngày sau, hắn bóp cổ cậu bé Tobias 12 tuổi do em tình cờ tìm thấy xác Nina trong một khu rừng. Ban đầu hắn ngỡ Tobias là con gái do em để tóc dài.

Công tố viên cho biết ban đầu hắn toan hiếp dâm Nina, nhưng “những khuynh hướng ma cà rồng và thèm thịt người” nổi lên. Trước khi Nina chết, hắn ăn tươi nuốt sống những phần thịt trên mặt cô gái và uống máu từ cổ Nina. Hắn khai: “Tôi chẳng thèm khát sex nữa, chỉ thích máu và thịt người. Mùi thơm thịt người làm tôi nghiện”. Sau đó, hắn còn quay trở lại nơi giấu xác Nina nhiều lần và tự quay phim hắn nằm cạnh xác thi thể nạn nhân.

Năm 2006, Armin Meiwes cũng bị tuyên án tù chung thân vì tội giết và ăn thịt  Bernd Jurgen Brandes, người tự nguyện “hiến thân” cho tên này. Meiwes chặt “của quý” của tay kỹ sư điện toán này rồi ướp muối tiêu và tỏi trước khi “xơi”, sau đói đâm chết nạn nhân.

+ Ðã có những hoạt động được tổ chức nhằm kéo giảm nạn bạo lực “săn phù thủy” ở PNG. Tại tỉnh Simbu vốn xảy ra nhiều vụ này, bác sĩ ở Bệnh viện Kundiawa đang giải thích cho gia đình bệnh nhân hiểu vì sao người thân của họ chết vì bệnh, nhằm loại bỏ nguy cơ xảy ra những vụ giết người trả thù mượn cớ “giết phù thủy”.

+Các chức sắc tôn giáo cũng huấn luyện các tình nguyện viên tìm cách ngăn chặn những vụ “tố cáo phù thủy” tại các đám tang, và gởi tin nhắn khi các tình nguyện viên phát hiện một vụ “săn phù thủy sắp hình thành”.

Anh Thao (tổng hợp)
.
.
.