Australia:

Cảnh sát triệt băng nhóm thuê du học sinh trồng cây thuốc phiện

Thứ Hai, 04/06/2018, 07:11
Thực phẩm chứa THC (tetrahydrocannabinol) gây ảnh hưởng đến hành vi giống như cần sa, chẳng hạn như mê man và đói khát. Theo các chuyên gia, kẹo mút chứa cần sa nguy hiểm hơn "cỏ Mỹ", do có chứa chất THC - chất này có tác dụng hạ huyết áp, an thần nhưng đặc biệt là kích thích và gây nghiện.


Ít rõ ràng hơn so với cocaine

Tại Australia, các loại thuốc chứa cần sa được nhập khẩu chỉ có thể được sử dụng nếu có sự chỉ định của bác sĩ. Loại thức ăn chứa THC trông giống như những viên kẹo dẻo hoặc những viên vitamin tổng hợp mềm.

Nước Mỹ hiện đang quan ngại về những viên kẹo dẻo này hấp dẫn trẻ em và Cảnh sát Australia cũng đang gặp phải mối lo ngại đó. Trong khi chưa có báo cáo nào cho thấy trẻ em Australia sử dụng loại kẹo này thì những nhân viên làm việc trong ngành dịch vụ cho biết chúng đang tràn lan tại những nhà hàng ở Sydney.

Kẹo cần sa ở Australia.

"Rất nhiều nhân viên cung cấp chúng hoặc biết mua chúng ở đâu. Bạn cũng thấy chúng được các khách hàng truyền tay nhau bởi trông giống như họ đang giữ những viên kẹo", một nhân viên nhà hàng cho biết.

Một phát ngôn viên của Cảnh sát bang New South Wales cho biết: "Những sản phẩm này - và bất cứ vật phẩm nào được làm từ cần sa - đều là bất hợp pháp tại New South Wales".  "Chúng tôi biết đó là kẹo cần sa nhưng nhiều người thì không, và tôi đoán họ làm vậy bởi nó ít rõ ràng hơn so với cocaine".

Viên thuốc chứa 25mg CBD (chiết xuất từ cây thuốc phiện), không được coi là một lượng nhỏ, nhưng sẽ kiềm chế sự lo lắng và căng thẳng, giúp dễ ngủ, giảm viêm và đau cơ. Đó là lý do tại sao nó cũng được dùng cho bệnh nhân ung thư.

Các bác sĩ có khả năng cho thấy cần sa mang lại lợi ích cho một bệnh nhân. Các bang và vùng lãnh thổ có thể tiếp cận với các loại bệnh nhân cụ thể. Lĩnh vực dược phẩm chứa cần sa của Australia đã được phê duyệt để bắt đầu xuất khẩu. Bệnh nhân hy vọng điều này sẽ giúp thị trường nội địa phát triển.

Mới đây, lãnh đạo đảng Xanh, Richard Di Natale nói rằng đã đến lúc Australia nghiêm túc xem xét việc hợp pháp hóa cần sa, tất nhiên được quản lý của Bộ Y tế, thậm chí còn đề xuất đưa ra một cuộc bỏ phiếu tầm quốc gia về vấn đề này.

Tại Mỹ, CBD được mô tả là "ma túy bạn có thể dùng tại nơi làm việc". Mọi người sử dụng nó mỗi sáng khi tới công sở bởi CBD có thành phần làm dịu cao. Tại đây, những viên kẹo dẻo này thậm chí còn được đóng gói trong bao bì sang trọng và có ở bất cứ nơi nào, được bán với giá từ $20-45 một hộp nhỏ.

Người nghiện cần sa một thời gian thường có xu hướng chuyển sang các loại ma túy "nặng đô" hơn như ketamin, ma túy đá... Điều này hết sức nguy hiểm bởi nó sẽ khiến họ nảy sinh ảo giác, không kiềm chế được hành vi, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Chưa kể THC gây biến chứng cho hệ hô hấp gấp 4 lần so với thuốc lá, triệu chứng ung thư cũng tiến triển nhanh hơn. Khi sử dụng cần sa trong thời gian dài, người nghiện sẽ bị tổn thương các tế bào não và có thể bị suy nhược thần kinh, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung, đặc biệt ở những người đã có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt.

Mafia lợi dụng sinh viên trồng cần sa

Các băng nhóm tội phạm có tổ chức bị nghi ngờ thuê sinh viên nước ngoài học tập ở Australia để làm công việc trông nom các trang trại trồng cần sa trong nhà. Đây được cho là nguồn cung cấp chính cho thị trường buôn bán cần sa tại bang Victoria trị giá hàng tỷ đô la.

Theo tài liệu của tòa án bang Victoria, kể từ tháng 10 năm ngoái, 17 du học sinh và cựu sinh viên nước ngoài, đã bị kết tội "trông nom" các trang trại trồng cần sa bất hợp pháp tại bang này.

Tổng cộng trong năm 2017, có 22 sinh viên quốc tế phải ra hầu tòa vì cáo buộc dính líu tới gần hai tấn cần sa bị thu giữ. Trước đó, vào năm 2016, 20 du học sinh khác bị kết tội liên quan đến hơn một tấn cần sa trồng trái phép. 

Tòa án bang cho rằng các băng đảng tội phạm quy mô lớn sắp đặt và lắp các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động trồng cây cần sa trong nhà, rồi thuê sinh viên vừa chăm sóc cây vừa sống trong những ngôi nhà này nhằm "qua mặt" hàng xóm xung quanh.

Hồ sơ của tòa án ghi nhận một trường hợp được trả gần 400 USD một tuần để làm công việc chăm sóc cây cần sa và giúp bọn tội phạm che mắt cơ quan chức năng. Trong khi đó, nhiều bị cáo cho biết họ gặp khó khăn tài chính khi sống ở Australia nên làm công việc này, tuy nhiên, đa phần chỉ được trả khoảng hơn 100 USD một tuần.

Khoảng 10 năm gần đây, trồng cây cần sa trong nhà trở thành một hoạt động chính của các băng nhóm tội phạm có tổ chức ở bang Victoria. Các trang trại này có thể sản xuất 3-4 vụ cần sa một năm, cao hơn nhiều so với một vụ thu hoạch nếu trồng cần sa ngoài trời.

Theo tính toán của các chuyên gia, một căn nhà trồng cần sa có thể mang lại doanh thu năm lên tới 800.000 USD. Và mỗi năm, Australia thiệt hại gần 40 triệu USD tiền điện do bị các băng nhóm trồng cần sa "câu trộm".

Lai Linh
.
.
.