Cuộc chiến chống ma túy đẫm máu ở Bangladesh

Thứ Năm, 25/04/2019, 10:48
Cuộc chiến chống ma túy ở Bangladesh đang làm dấy lên lo ngại về những vụ giết người phi pháp kiểu Philippines.


Gia đình của một số người thiệt mạng cho biết họ đã bị cảnh sát bắt giữ và chết khi bị giam giữ. Hầu hết các trường hợp tử vong đã xảy ra trong những trường hợp mà các phương tiện truyền thông Bangladesh gọi là vụ xả súng hoặc đấu súng, mặc dù gia đình của một số người thiệt mạng nói họ bị cảnh sát bắt giữ và chết khi bị giam giữ.

Một người là Kamrul Islam 35 tuổi, được vợ mô tả từng bán ma túy nhưng đã từ bỏ nó từ 10 năm trước để chuyển sang công việc điều hành một quầy bán thức ăn nhỏ tại trạm xe buýt ở thủ đô Dhaka. Người vợ Taslima Begum cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Islam bị các sĩ quan cảnh sát mặc thường phục bắt đi khi đang bán ở quầy thực phẩm. 

Không lâu sau đó, Begum biết được tin tức trên truyền hình việc Islam đã bị giết chết trong vụ nổ súng với các thành viên của Tiểu đoàn Hành động Nhanh (RAB), đội chống khủng bố tinh nhuệ dẫn đầu chiến dịch chống ma túy ở Bangladesh. Begum nói: "Sau khi chúng tôi kết hôn, chồng tôi đã từ bỏ lối sống dính líu đến ma túy trước đây. Tôi biết rằng bây giờ anh ấy hoàn toàn vô tội".

Những người nghiện ma túy bị cảnh sát bắt giữ.

Cuộc chiến ma túy là động thái khốc liệt của chính phủ nữ Thủ tướng Sheikh Hasina và nó được đưa ra so sánh với cuộc chiến chống ma túy khét tiếng của Tổng thống Rodrigo Duterte ở Philippines - một chiến dịch đã giết chết hơn 12.000 người chỉ trong 2 năm. Tuy nhiên, chính quyền Bangladesh phủ nhận cáo buộc về những vụ giết người ngoài vòng pháp luật. 

Khi phát động cuộc chiến chống ma túy, Hasina đã viện dẫn các chính sách chống khủng bố của mình được thực hiện sau một cuộc tấn công năm 2016 vào một quán cà phê ở Bangladesh giết chết 23 người và nhấn mạnh sẽ không có kẻ phạm tội nào được tha. 

Cảnh sát Bangladesh ước tính rằng ở đất nước 160 triệu dân có đến 7 triệu người người nghiện ma túy, trong đó phổ biến nhất là yaba - một loại ma túy dạng viên có chứa caffeine và methamphetamine. 

Mặc dù loại thuốc này không được sản xuất tại Bangladesh, nhưng các nhà chức trách nói rằng số lượng yaba trị giá hơn 40 triệu USD chảy vào nước này mỗi năm từ nước láng giềng Myanmar. 

Bangladesh bắt đầu áp dụng biện pháp cứng rắn hơn đối với yaba kể từ mùa hè năm 2018, khi hàng trăm ngàn người tị nạn Hồi giáo Rohingya bắt đầu chạy vào nước này để thoát khỏi các cuộc tấn công của lực lượng an ninh Myanmar. 

Bangladesh đã bắt giữ hàng trăm người tị nạn, hoặc những kẻ buôn người đóng giả làm người tị nạn, về các tội liên quan đến ma túy. Các nhóm nhân quyền trong nước và quốc tế cho biết chính phủ Bangladesh đang càn quét những kẻ phạm tội nhỏ trong khi phớt lờ bọn thủ lĩnh mạng lưới buôn lậu - trong đó bao gồm cả các quan chức chính phủ và an ninh được cho là có liên quan đến buôn lậu ma túy. 

Thay vì thực hiện các biện pháp hiệu quả để làm sạch các mạng lưới thực thi pháp luật, chính quyền Bangladesh đã bất ngờ mở cuộc chiến chống ma túy đối với những kẻ bé nhỏ - theo Badiul Alam Majumdar, nhà hoạt động nhân quyền và đồng sáng lập tổ chức xã hội dân sự Shujan. 

Bangladesh thu giữ kỷ lục 53 triệu viên thuốc methamphetamine trong năm 2018 - tăng 33% trong một năm - trong bối cảnh cuộc đàn áp toàn quốc về buôn lậu ma túy. Theo giới chức chính quyền Bangladesh, gần 300 nghi phạm buôn lậu ma túy đã bị giết vào năm 2017 - theo Bazlur Rahman, phó giám đốc Cục Kiểm soát Ma túy Bangladesh (DNC). 

Masum-e-Rabbani, một quan chức cấp cao khác của DNC, cho biết những vụ bắt giữ ma túy kỷ lục có nghĩa là cuộc chiến chống ma túy đang mang lại kết quả tích cực. Ông nhấn mạnh rằng đã có sự sụt giảm đáng kể trong việc sử dụng và bán yaba.

Bangladesh có nỗ lực rất lớn để kiểm soát sự gia tăng nhập khẩu yaba qua biên giới từ Myanmar, nơi ma túy được sản xuất bởi hàng triệu người. Những viên thuốc đã trở thành một nguồn thu nhập dễ dàng cho những người Rohingya chạy qua biên giới sau khi quân đội Myanmar tiến hành một cuộc đàn áp ở Rakhine vào tháng 8- 2017. Những người tị nạn đóng vai trò là người vận chuyển, giao thuốc cho các đại lý ở phía biên giới Bangladesh, theo cảnh sát Bangladesh. 

Vào tháng 10-2018, các nhà chức trách Bangladesh xếp loại yaba thành chất cấm loại A và quốc hội nước này đã thông qua luật cho phép hình phạt tử hình đối với tội buôn bán ma túy. Một nhà hoạt động hàng đầu Bangladesh cho biết những vụ bắt giữ yaba kỷ lục có nghĩa là hàng trăm người bị giết chết trong cuộc chiến chống ma túy. 

Nur Khan Liton, cựu lãnh đạo nhóm nhân quyền Ain O Salish Kendra, bình luận: "Trên thực tế, hàng loạt cuộc đàn áp của cảnh sát không hiệu quả. Họ cần một cách tiếp cận khác".

Thiên Minh
.
.
.