Hiểm họa từ "ma túy xác sống" Flakka

Thứ Năm, 15/12/2016, 09:24
Giáo sư hóa học họ Trương, chuyên gia hóa học ở trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc khai rằng cung cấp một khối lượng lớn. "ma túy xác sống" Flakka trị giá khoảng 600.000 USD vào thị trường Mỹ và châu Âu.


Trong số các loại ma túy bán sang Mỹ và châu Âu, có Mdma (thuốc lắc), "ma túy xác sống" Flakka và Giáo sư hóa học họ Trương, 46 tuổi, chuyên gia hóa học ở trường Đại học Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, một trong những trường top đầu ở Trung Quốc vừa bị cáo buộc đã bán ít nhất 32kg ma túy bất hợp pháp, trong đó có loại liên quan tới những vụ tấn công man rợ do phê thuốc "ma túy xác sống" Flakka. Nhưng theo giới chức Mỹ, số ma túy đã bán phải lớn gấp 10 lần con số 32kg kể trên và đây là thông tin của tờ Time, số ra ngày 8-12.

Trước đó (6-12), Giáo sư hóa học họ Trương và 2 đồng phạm thừa nhận đã buôn bán, vận chuyển và sản xuất ma túy bất hợp pháp, tại một cơ sở sản xuất rộng 800m2 ở một khu công nghiệp tỉnh Hồ Bắc, sử dụng tiền ảo Bitcoin và dịch vụ chuyển tiền nhanh để thực hiện các giao dịch phi pháp.

Flackka có hình dạng như tinh thể muối.

Giáo sư hóa học họ Trương được báo giới Mỹ so sánh với Walter White, nhân vật trong phim truyền hình ăn khách có tên gọi "Breaking Bad", trong đó Walter White là giáo viên hóa bị ung thư phổi, không chữa trị được nên đã quyết định sản xuất và bán ma túy (chất gây nghiện tổng hợp Methamphetamine) để kiếm tiền và đảm bảo tương lai cho gia đình.

Và theo lời khai của Giáo sư hóa học họ Trương, mỗi tháng hắn cung cấp một khối lượng lớn "ma túy xác sống" trị giá khoảng 600.000 USD vào thị trường Mỹ và châu Âu. Theo tuyên bố của vị Giáo sư này, số ma túy đó được dùng vào mục đích nghiên cứu là chính và hắn sẽ bị tòa tuyên án trong tuần này.

Flakka là chất kích thích thần kinh được chiết xuất từ lá cây khat (Catha edulis), còn có biệt danh là "muối tắm". Flakka được tổng hợp như một nguồn thay thế hợp pháp cho những loại ma túy bị cấm và sử dụng Flakka chỉ bị cấm ở Anh và Mỹ. Flakka có tên gọi đầy đủ là alpha-pyrrolidinopentiophenone (alpha-PDP), có màu trắng hoặc hồng, có mùi hôi, đôi khi được gọi là "sỏi" do có hình dáng tương tự như loại đá trang trí trong bể cá.

Một phụ nữ lên cơn vật vã sau khi dùng Flakka.

Theo các cơ quan chức năng, Flakka là chất gây nghiện tổng hợp có xuất xứ từ Trung Quốc, có hình dạng như tinh thể muối, người sử dụng có thể hút, hít, tiêm hoặc nhai sống và cũng có thể trộn lẫn với heroin, cocaine, hay methamphetamine. Flakka được mua trực tuyến với số lượng lớn bởi các đại lý cấp thấp. Một liều khoảng 5 USD, nhưng có tác dụng từ 3 giờ đến 3 ngày.

Sử dụng Flakka liều cao có thể tăng nhịp tim, bị kích động, cực kỳ hung hăng và rối loạn tâm thần, thậm chí đã có người xé quần áo chạy ra đường.

Những người sử dụng Flakka có thể cào cấu liên hồi, khỏa thân chạy khắp phố và gây ra những chuyện kinh dị nhất. Vì đây là chất gây nghiện mới nên cả người bán lẫn người mua đều chưa biết hết tác dụng cũng như sự nguy hiểm của Flakka.

Theo tờ Miami Herald, người ta bán Flakka cho các đại lý ở Mỹ dưới dạng "hóa chất phục vụ nghiên cứu".

Còn theo tờ New York Times, hơn 150 công ty Trung Quốc bán Flakka, một trong những loại ma túy tổng hợp đáng sợ nhất ở Mỹ bởi nó gây ảnh hưởng cực mạnh đến thần kinh.

Theo Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ (DEA), đại bộ phận ma túy tổng hợp tiêu thụ ở Mỹ hiện nay đến từ Trung Quốc.

Tính đến tháng 4-2016, hơn 133.000 người cùng 43 tấn ma túy bất hợp pháp đã bị bắt trong chiến dịch thanh lọc kéo dài 5 tháng. Theo nhà dịch tễ học ở Đại học Nova Southeastern (Mỹ) Jim Hall, vấn đề chính là người sử dụng không biết sức mạnh của những gì họ đang dùng, trong khi đại lý không biết họ đang bán thứ gì.

"Nhiều người sử dụng không thích ảnh hưởng có hại từ Flakka, nhưng họ không thể chống lại việc tiếp tục sử dụng bởi đã nghiện", ông Jim Hall nói.

Còn theo Tiến sĩ Stacey Hail, làm việc tại Viện kiểm soát chất độc Texas, trực thuộc bệnh viện Parkland, loại ma túy này khiến người sử dụng có cảm giác thúc ép bản thân mà không cơ thể bình thường nào có thể làm được như vậy - trở nên vô cùng hung bạo và khó kiểm soát. Và nếu sử dụng trong lúc bị giam cầm thì khả năng chết rất cao.

Bà Stacey Hail cũng cho biết,  Flakka có thể qua mặt được các thiết bị dò tìm độc tố một cách dễ dàng.

Trước năm 2011, đa số người Mỹ chưa biết đến Flakka, nhưng năm 2012 đã có 85 nghi phạm có liên quan đến Flakka và năm 2014 là hơn 670 trường hợp.

Từ năm 2013, khoảng 130 người đã chết vì Flakka ở bang Florida. Cảnh sát Florida cho biết, tình trạng người có hành vi kỳ quái, mất kiểm soát do sử dụng Flakka đang gia tăng.

Và để ngăn chặn sự phát triển của Flakka, giới chức bang Florida đang nỗ lực đào tạo nhân viên của họ cách xác định đối tượng nghiện Flakka, và cung cấp thuốc cùng dịch vụ điều trị cho bệnh nhân - được cung cấp 24/7 dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe tâm thần, để giúp họ sớm thoát khỏi Flakka.

Mạnh Phong
.
.
.