Anh: Tranh vẽ trong tù của những tội phạm khét tiếng được bán gây quỹ từ thiện

Đánh thức tiềm năng nghệ thuật của tù nhân

Thứ Năm, 26/08/2010, 10:17
Nhiều người cho rằng, triển lãm nghệ thuật của tù nhân chính là nghệ thuật "chữa bệnh", nó được xem như một chương trình để tái tạo nhân phẩm của những người phạm tội. Chính điều này đã tạo ra những bình phẩm trái ngược nhau từ các nhà phê bình và những người sưu tập tranh.

Đánh thức nghệ thuật trong con người tù nhân

Mùa thu này, một cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của những người phạm tội đã gây chú ý mạnh tại Anh quốc. Triển lãm diễn ra ở Trung tâm Ngân hàng phía Nam London. Khoảng không để lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật cũng rất lớn, do chính những người quản lý tù tạo ra.

Buổi triển lãm này có tên "Nghệ thuật của những người phạm tội", do Koestler Trust, một tổ chức từ thiện đứng ra và những tác phẩm bán được sẽ dành cho các quỹ từ thiện. Những người tù nhân nữ sẽ đứng ra làm người giới thiệu cho khách tới xem triển lãm. Đáng chú ý trong số này phải kể tới tác phẩm con tàu khổng lồ bằng que diêm.

Ngoài ra, còn có một tác phẩm có tên gọi "Ngôi nhà Hạnh phúc" trang hoàng lộng lẫy, với nhiều màu sắc thể hiện ước muốn của tù nhân về cuộc sống bên ngoài. Bên cạnh đó còn có tác phẩm đáng chú là bức tranh "Thế giới của tôi trong mùa thu" theo trường phái trừu tượng giống tranh của họa sĩ nổi tiếng Peter Doig đầy góc cạnh.

Đôi khi những tác phẩm này lại đầy tính đổi mới. "Thật là hấp dẫn, vì nó là nghệ thuật tổng hoà"- Ally Walsh, nhà quản lý nghệ thuật tại Trung tâm Nghệ thuật công bằng tội phạm Anne Peaker ở London đã cho biết điều trên. Đây là những thước đo nghệ thuật đầy ngẫu hứng và hồn nhiên.

Nhiều người cho rằng, triển lãm nghệ thuật của tù nhân chính là nghệ thuật "chữa bệnh", nó được xem như một chương trình để tái tạo nhân phẩm của những người phạm tội. Chính điều này đã tạo ra những bình phẩm trái ngược nhau từ các nhà phê bình và những người sưu tập tranh.

Đầu năm nay, hai bức tranh của anh em sinh đôi Kray nói về tình hình bạo lực những năm 1960 có tên gọi "Niềm tin" đã được bán 1.000 bảng/bức. Người sở hữu là một thợ rèn ở London. Rất nhiều trong 8 tác phẩm nghệ thuật của anh em nhà Kray đã được con gái của cựu tử tù bán hết nhanh chóng. Có những tác phẩm chỉ bằng nước màu vẽ về một chân dung có tên Ron & Reg in Top Hat & Tails đã được bán với giá 17.500 bảng tại thành phố Hampshire.

Theo Walsh thì tác phẩm đã lột tả được thế giới ngầm, cuộc sống cấm kỵ của tù nhân đã được phơi bày ra công chúng. Người xem không thể hình dung toàn bộ cuộc sống của tù nhân, nhưng có thể phác hoạ phần nào những ngày tù tội. Do nhu cầu tranh tăng mạnh nên Chính phủ Anh cũng khá thông thoáng trong việc tạo cho tù nhân cơ hội vẽ tranh. Theo đó, những tên giết người bị tù chung thân được phép sử dụng quỹ của Chính phủ để trở thành họa sĩ chuyên nghiệp.

Trong lịch sử, đã có không ít tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất hình thành từ nhà tù. Trong số này phải kể tới tranh của nghệ sĩ Caravaggio, kẻ đã giết một người đàn ông vào năm 1606.

Tim Robertson, Giám đốc của Koestler Trust đã cho hay, nên đánh thức tiềm năng nghệ thuật trong suốt thời kỳ giam cầm của con người. Nó có nhiều lợi ích cho họ khi mỗi cuộc triển lãm diễn ra. Đó cũng là cách để tái xây dựng quan hệ của tù nhân với xã hội. Một số tù nhân đã tạo ra nhiều điều ngạc nhiên.

Giúp xã hội hiểu về đời sống tù nhân qua nghệ thuật

Qua triển lãm mới thấy được tâm tư và nguyện vọng của những người bị giam cầm. Triển lãm những tác phẩm nghệ thuật của những người phạm tội cũng là một con đường để hướng xã hội bên ngoài hiểu về nhà tù nhiều hơn, đó là những hoàn cảnh bị tù đầy theo nhiều cách trái ngược nhau.

Tác phẩm của nghệ sĩ tù nhân Mauri Ora cũng được bán 30.000 bảng.

Mới đây, một tác phẩm của một tù nhân được trình bày tại thị sảnh London được bán với giá 600 bảng, đây là tác phẩm của tên phạm tội hiếp dâm và giết người Colin Pitchfork. Gia đình của hai cô gái tuổi teen bị Colin Pitchfork hãm hại đã phản đối giới phê bình bình phẩm về tác phẩm nghệ thuật này.

Tờ The Guardian còn làm hẳn một dòng tựa "Giải thoát tốt tới những tác phẩm nghệ thuật của Colin Pitchfork”. Dù gì thì những tác phẩm của người tử tù này cũng không ngăn được những ngợi khen từ người dân London. Ngoài những tác phẩm nghệ thuật, mọi người còn được thưởng thức những bản tình ca tại cuộc triển lãm, các tác phẩm này được gộp trong chương trình có tên “Mang âm nhạc tới cuộc sống”.

Một nhân vật khác đang bị giam giữ trong tù là Michael Gordon Peterson thường lấy bí danh Charles Bronson, đã được nhiều người bàn tán nhiều trong thời gian gần đây tại Anh. Đây là nhân vật có thật đã bị kết án chung thân vào năm 1975 vì tội trộm thiết bị vũ khí và ý đồ sát hại người bảo vệ. Bronson đã có nhiều tác phẩm tranh ảnh, tranh hoạt hình đang được bán rất chạy trên mạng.

Riêng hè vừa qua, hai tác phẩm của ông được bán với giá 700 bảng mỗi bức và toàn bộ số tiền được làm quỹ từ thiện. Quỹ từ thiện Beacon of Hope đã đánh giá tốt về những ý tưởng của Bronson. Nhiều nhà phê bình thì cho rằng, ý thức trở lại cuộc sống đã giúp Bronson thiện hơn trong những tác phẩm nghệ thuật công chúng. Đối với những người không phải chuyên môn về nghệ thuật thì cho rằng, những người phạm tội đã đóng góp cho các quỹ từ thiện những bức tranh có giá trị.

Dù sự đóng góp không phải quá lớn, nhưng dẫu sao cũng khiến những tên giết người, tống tiền… tìm được tiếng nói lương tâm của mình bằng nghệ thuật. Tranh của họ có người dị ứng, cũng có người không ngại bỏ tiền ra sưu tầm, vì họ nghĩ thưởng thức tác phẩm nghệ thuật có giá trị với họ là được

Minh Nguyễn (theo NW)
.
.
.