Những hủ tục bạo hành phụ nữ không dung thứ

Thứ Bảy, 04/09/2010, 11:47
Với nhiều phụ nữ trên thế giới hàng giờ hàng ngày của họ luôn đối mặt với những mặt tồi tệ, thậm chí là những hủ tục bạo hành kinh hoàng, chống lại sự tiến bộ của loài người. Nhưng đau đớn nhất là tại nhiều quốc gia có vô số phụ nữ đã bị chết hết sức oan ức mà danh dự của họ không bao giờ được bồi thường thoả đáng.

Sau đây là những hủ tục, thói tục và hành vi bạo hành phụ nữ hết sức tàn khốc và dã man nhất trên thế giới.

Nô lệ tình dục

Tập tục phản văn hoá này bắt đầu hình thành và trở thành đại trà tại các quốc gia như Ghana, Togo và Benin, những nơi còn rất nặng nề truyền thống tín ngưỡng thờ tự đền thần (đặc biệt là hiện tượng tôn sùng thần thánh quá mức ở quốc gia Ghana) đã tác động không nhỏ đến cuộc sống của con người, thường là các thiếu nữ đồng trinh bị ép buộc trở thành nạn nhân của "nô lệ tình dục".

Tại GhanaTogo, tập tục nô lệ tình dục thường xuyên diễn ra trong cộng đồng bộ lạc Ewe sinh sống tại vùng Volta, và tại quốc gia Benin thì là bộ lạc Fon. Tập tục rùng rợn này thường do các hậu duệ của người Ewe đảm nhiệm.

Nạn nhân sinh sống trong các ngôi đền và thoả mãn "thú tính" cho các bậc được xem là thầy cúng, người lớn tuổi và những chủ nhân của các ngôi đền linh thiêng trong vùng mà không đoái hoài gì đến tiền thù lao như với gái mại dâm hiện đại. Nạn nhân bị làm nhục mà không cần họ có đồng ý hay không, đôi khi họ bị chính các thành viên nam trong gia đình của mình cưỡng bức.

Những người hoạt động như là "nô lệ tình dục" thường được cả bộ tộc xưng tụng như là Thần nữ của ngôi đền và họ cưỡng bức các cô gái này làm thần trông coi ngôi đền. Những cô gái này bị cưỡng dâm trắng trợn, lao động tình dục không công, nếu không thoả mãn dục vọng cho cánh đàn ông thì thường là bị đòn roi nặng nề, họ hoàn toàn vô học và trở nên lãnh cảm.

Nếu một trong các cô có cơ hội trốn thoát khỏi "tổ quỷ" nhưng thường là bị chết vì kiệt sức thì ngay lập tức chỗ trống của họ sẽ có người khác được trám vào. Một số cô gái là "nô lệ tình dục" là con gái thứ 3 hay thứ 4 trong gia đình và cùng chịu chung hành vi tội ác này, họ chỉ nhận được những khoản hồi môn nhạt nhẽo sau khi cha mẹ qua đời.

Tập tục tàn khốc với phụ nữ này diễn ra khá tự nhiên tại vùng Volta ở Ghana, mặc dù vào năm 1998, đã có 3 vụ bị nhà chức trách phạt tù nhưng đâu lại vào đấy.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành tập tục "nô lệ tình dục". Nhưng thông dụng nhất vẫn là lý do nhằm chuộc lỗi. Cô gái được đưa đến ngôi đền như là một "cống vật sống" nhằm bày tỏ hành vi hối hận về những tội ác mà cả gia đình (thường là nam giới trong gia đình) hoặc những bậc tổ tiên của cô ấy gây ra, hành vi này do một thầy cúng trong ngôi đền theo dõi.

Trong suốt thời gian hành lễ bói toán, vị thầy cúng này sẽ kêu gọi các vị thần nhằm chứng thực cho họ biết về điều này. Cô gái được xem như là vị cứu tinh, và nếu cô ấy phụng sự lâu dài tại ngôi đền thì đồng thời gia đình của cô sẽ tránh đi mọi điều bất hạnh. Lý do thứ hai là vì cô gái được cho là "có duyên" với ngôi đền nên được thần linh giữ lại. Theo cách đó có thể hiểu là khi một ai đó vô tình đi ra ngôi đền cầu nguyện cho con cái của họ được lành bệnh thì một sự trùng hợp nào đó khiến những đứa trẻ lại vô tình khỏi bệnh, thế là nó trở thành thần “nô lệ tình dục" cho ngôi đền.

Trong quá khứ, những cô gái là nạn nhân của nghi thức "nô lệ tình dục" luôn được giữ danh tính một cách bí mật, những người xung quanh không bao giờ bàn tán về họ, do tâm lý lo sợ cơn thịnh nộ của các vị thần nếu như họ dám mở lời phỉ báng. Do bởi lý do này mà, tập tục này không được nhiều người biết tới cũng chẳng ai dám mở miệng để hỏi.

Trong những năm gần đây, ít nhất kể từ thập niên năm 1990, những người theo chủ nghĩa Bãi Nô và những nhà hoạt động nhân quyền chủ trương tán thành việc phá hủy bức màn bí ẩn của tập tục này. Kết quả của nó đã được đăng tải trên báo chí và truyền hình ở Ghana.

Cắt xẻo cơ quan sinh dục nữ

Cắt xẻo cơ quan sinh dục nữ (FGC hay FGM) là một hủ tục cắt xẻo một phần hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới làm tổn thương các bộ phận sinh dục của nữ. Các nguyên nhân dẫn đến hành vi này là do bản sắc văn hoá, tôn giáo hay các hành vi phi chữa bệnh khác. Tuy rằng nó diễn ra ở một bộ phận xã hội nhỏ, gói gọn ở vài quốc gia thôi nhưng nỗi đau mà nó gây ra cho phụ nữ ở những khu vực này quả không thấu trời xanh, chưa hết, tập tục này còn nhận được cả sự đồng ý của những bậc cha mẹ của những người phụ nữ đó.

Nếu tập tục này diễn ra trên cơ thể nữ giới trưởng thành thì nó gọi bằng cái tên là "phẫu thuật môi âm hộ". Tập tục FGC diễn ra khắp nơi trên thế giới, nhưng nặng nề nhất là tại châu Á và châu Phi. Cách đây vài thập kỷ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã có những nỗ lực không mệt mỏi trong việc làm chấm dứt hủ tục FGC. Tổ chức Liên hiệp quốc đã chọn ngày 6 tháng 2 hàng năm như là ngày "Ngày quốc tế chống tình trạng phụ nữ bị cắt xẻo cơ quan sinh dục".--PageBreak--

Tấn công bằng axít

Tấn công bằng axít là một trong những hành vi bạo hành phụ nữ tàn ác, khó dung thứ. Hành vi độc ác này thường xuyên diễn ra tại Afghanistan. Có rất nhiều lý do rất không bình thường để tạo ra hành vi này. Trong một số trường hợp, chỉ vì một cô gái lên tiếng chối bỏ tình yêu của một chàng trai thế là cô này "tắm mưa" ngay sau đó. Hoặc khi cô gái từ chối hôn lễ đã được nhà trai đính ước từ trước đó, cũng bị ăn đạn ngay.

Tuy nhiên, gần đây có cả trường hợp tấn công trẻ em, phụ nữ lớn tuổi và đôi khi cả nam giới cũng bị "tắm" axít. Những nạn nhân của các vụ bạo hành xoay quanh các câu chuyện rất đỗi thời sự như tranh cãi gia đình, đòi chia đất đai, chia tài sản thừa kế hay trả thù vì bị ấm ức.

Khi axít tiếp xúc với da người, hậu quả do nó gây ra làm hết thảy mọi người rùng mình. Thành phần Nitric, Hydrochloric hay Sulfuric axít là những loại hoá học gây hậu quả thảm khốc trên thịt người. Nó khiến cho da người bị tan chảy, lòi xương, nặng hơn nó làm tan chảy cả xương!. Khi axít rơi vào mắt, nó lập tức phá hủy tất cả các cơ quan bên trong mắt một cách đau đớn. Nhiều loại axít khiến nạn nhân bị tàn phế cả đôi mắt. Chưa hết nạn nhân bị tổn thương tinh thần, tâm lý nghiêm trọng, họ hầu như mất hẳn tự tin khi đối diện với người lạ.

Sau khi bị axít tạt vào người, cả cuộc đời của bạn sẽ thay đổi ngay tức khắc. Nhiều nạn nhân buộc phải bỏ dở việc học hành, không dám sống tại nhà của mình, các hoạt động sinh hoạt thường nhật bị gián đoạn. Người bị tạt axít hầu hết không dám đối diện với ai thậm chí cả với chính mình, họ bị người xung quanh ghẻ lạnh, ruồng bỏ, từ từ suy sụp hoàn toàn.

Phụ nữ sống sót trong các vụ tạt axít thường rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, không bao giờ có ai dám kết hôn với họ lần thứ hai, nếu vô phúc mà họ ở Bangladesh thì chỉ có mà lẻ loi một thân mình mà thôi.

Thiêu sống cô dâu

Thiêu sống cô dâu là một hủ tục tàn ác không thể nói hết, đa phần các vụ bạo hành kinh hoàng này thường xảy ra ở các quốc gia Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác nằm trên tiểu lục địa Ấn Độ. Hủ tục thiêu sống cô dâu diễn ra khi một thanh nữ bị chính tay người chồng của mình hoặc gia đình của anh ta hay thậm chí của gia đình cô ta vì không muốn trao lại của hồi môn về cho gia đình nhà trai. Người vợ trẻ bị té đẫm các loại dầu lửa, xăng hay các vật liệu dễ cháy khác, họ gào khóc thật thảm thiết khi cả thân người biến thành một bó đuốc sống.

Hai cô dâu trẻ Virendra Kumar và Sarita Kanth là những nạn nhân bị thiêu sống được xem như là hiện tượng giết người tàn nhẫn nhất trong ngành y tế Ấn Độ. Đích thân cơ quan y tế nước này cũng phải thừa nhận rằng có từ 600 đến 750 vụ thiêu sống các cô vợ trẻ ở Ấn Độ được cơ quan này ghi nhận hằng năm.

Vào năm 1995, tạp chí Time của Mỹ đã báo cáo rằng những cái chết do liên quan đến của hồi môn ở Ấn Độ gia tăng từ 400 vụ/năm vào đầu thập niên năm 1980 đến con số 5.800 vụ vào giữa thập niên năm 1990. Đến nỗi đài CNN sau đó cũng cho đăng tải một câu chuyện kể về hằng năm cảnh sát Ấn Độ đã đón nhận hơn 2.500 trường hợp các cô dâu bị thiêu sống. Ở Pakistan, bà Shahnaz Bukhari, Trưởng điều phối viên của Hiệp hội Tiến bộ Phụ nữ Pakistan, cũng là người đấu tranh gay gắt nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho phụ nữ.

Mặc dù chính phủ Pakistan luôn miệng phủ nhận bất kỳ các hành vi chống lại việc tranh giành của hồi môn và những "cái chết danh dự", nhưng rõ ràng họ đang bị áp lực từ nhiều phía mà trước hết đến từ các tổ chức nhân quyền quốc tế có thể họ đang gia tăng mức độ cảnh báo đối với chính phủ Pakistan đương nhiệm.

Chết vì danh dự

Chết vì danh dự là một hành vi thảm sát do một gia đình hay một thành viên trong bộ tộc tiến hành, nạn nhân bị cho là làm mất danh dự của một gia đình, một bộ tộc hay cả cộng đồng. Phần lớn các hành vi làm mất danh dự này đều bị cả gia đình tuyên bố không chấp nhận. Chối phắt đám đính ước hay người phụ nữ dám cả gan tự tìm người yêu của mình mà không thông qua sự đồng ý của gia đình cô ta. Hoặc cô ta dám thể hiện hành vi yêu đương mà gia đình đột nhiên bắt gặp, hoặc ân ái với người đàn ông lạ.

Quỹ Dân số của Liên hiệp quốc (UNFPA) ước tính rằng, hằng năm trên thế giới có hơn 5.000 nạn nhân nữ giới bị giết chết vì hủ tục "Chết vì danh dự". Hơn 80 phụ nữ Iraq bị cưỡng bức tự tử như là một phương pháp giải thoát. Họ trở thành quả bom tự tử nhằm thoát khỏi cảnh nhục nhã, nhưng hành vi của họ đã được cứu thoát bởi một phụ nữ người Iraq 51 tuổi tên là Samira Jassim, bà này đã thú nhận với cảnh sát rằng chính bản thân bà ta là người đã tổ chức thực hiện hành vi trên, rằng chỉ có tự vẫn bằng bom mới là giải pháp tối ưu nhất nhằm giải thoát nỗi nhục nhã mà những phụ nữ kém may mắn trên đang gánh chịu.

Tổ chức UNICEF còn báo cáo rằng vào năm 2004, hủ tục "Chết vì danh dự" đã diễn ra tại các quốc gia như Albania, Bangladesh, Brazil, Canada, Đan Mạch, Ecuador, Đức, Ấn Độ, Iraq, Israel, Ý, Pakistan, Arập Xêút, Thụy Điển, Uganda, Anh và Mỹ

Nguyễn Thanh Hải (theo Health)
.
.
.