Những nữ đồ tể làm điên đảo thế giới vì trò giết người man rợ

Chủ Nhật, 12/09/2010, 14:10
Hơn 60 năm đã qua kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng nỗi ám ảnh mang tên "trại tập trung phát xít" vẫn còn đó.

Người ta không chỉ nhớ tới cuộc thảm sát chủng tộc do những tên trùm phát xít Đức khởi xướng, mà còn cảm thấy bàng hoàng khi có không ít phụ nữ Đức xinh đẹp thời đó đã bị mê hoặc bởi Đế chế thứ ba để trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ phát xít. Tên tuổi họ cho dù nổi tiếng nhưng lại là những "nhuốc nhơ" trong lịch sử.

Kẻ hận thù phụ nữ đẹp

Irma, tên đầy đủ là Irma Grese, sinh năm 1923. Khi bị tòa án quân sự của quân Đồng minh tuyên án tử hình, thị vừa bước sang tuổi 22. Nhưng điều đó không có nghĩa Irma tỏ ra kém chị kém anh trong việc hành xác các nữ tù nhân tại trại tập trung của phát xít Đức. Thậm chí, Irma còn tỏ ra xuất chúng trong việc tìm ra những cách thức ngược đãi, giày vò tai quái đối với các nữ tù nhân, đặc biệt là những nữ tù nhân Do Thái. Để ghi nhận "công lao" của Irma, chính quyền phát xít đã ban tặng Irma Huân chương chữ thập sắt. Khi đó Irma mới 19 tuổi. Cũng từ đó, cô nàng vốn học nghề y tá nhưng lại chết mê chết mệt vai trò nữ quản giáo này càng muốn thể hiện mình.

Ngược với vẻ ngoài xinh đẹp, Irma nói năng thô lỗ, tính tình phóng đãng. Mặc dù vậy, Irma lại rất hay ghen. Phát hiện chồng, bác sĩ đồ tể Josef  Mengele không chung thủy, thậm chí còn tư thông với những phụ nữ Do Thái xinh đẹp ở trong trại tập trung, Irma đã nổi đóa, cương quyết đoạn tình với Josef. Cơn thịnh nộ của nữ đồ tể được trút hết lên đầu các nữ tù nhân, đặc biệt là những phụ nữ có chút nhan sắc. Vì thế, các nữ tù nhân trong trại tập trung Birkenan thường rỉ tai nhau câu nói: "Mỹ nhân gặp Irma chỉ có xuất sinh nhập tử". Theo thống kê không đầy đủ, dưới sự đầy đọa của Irma, hàng ngàn phụ nữ trong các trại tập trung Ravensbruck, Auschwitz, Belsen và Birkenan, nơi Irma từng làm quản giáo đã vĩnh viễn không có ngày về.

 

Ngược lại với Irma, Josef rất háo sắc và nhờ đó, nhiều nữ tù nhân xinh đẹp sau khi được Josef để mắt tới đã thoát khỏi phòng hơi độc, tạm thời "chia tay" tử thần. Chuyện kể rằng vào một buổi chiều mùa thu năm 1943, chuyến tàu chở hơn 3000 phụ nữ Do Thái từ Hà Lan đến trại Birkenan. Vẫn như thường lệ, Josef đứng ở cửa làm nhiệm vụ phân loại tù nhân. Đột nhiên, một nữ tù nhân tóc dài, da trắng như tuyết, thân hình tuyệt đẹp chạy đến quỳ xuống ôm giầy Josef thổn thức: "Cứu lấy em, ngài bác sĩ nhân từ. Em chỉ mới 23 tuổi".

Josef cúi xuống. Tim hắn đập mạnh. Hồn hắn hoàn toàn bị mê hoặc. Nữ tù nhân ấy có đôi mắt to tròn, sâu thăm thẳm và trông còn trẻ hơn nhiều so với tuổi 23. Đôi gò bồng đảo của cô căng đầy làm cho Josef càng cảm thấy sức quyến rũ không thể chối từ. Ra vẻ anh hùng cứu mỹ nhân, Josef nghiêm trang: "Hãy yên tâm cô gái. Tôi đảm bảo sẽ dành cho cô một công việc như ý". "Thật vậy ư thưa ngài bác sĩ?", nữ tù nhân tỏ vẻ nghi ngờ. "Đương nhiên ta đâu có nói đùa. Hãy đợi ta làm nốt công việc rồi sẽ sắp xếp cho cô", nói xong Josef bảo nữ tù nhân đứng ra sau mình.

Đứng cách đó hơn chục mét, Irma đã nghe và nhìn thấy tất cả mọi chuyện. Ả lao đến: "Giỏi cho con miêu nữ này! Đến cả ngài bác sĩ đây, mày cũng định quyến rũ. Hôm nay, bà sẽ cho mày biết thế nào là sự thoải mái”. Josef vội vàng phân bua: "Lẽ nào cô ấy đắc tội với em? Hãy để anh giam cô ta lại". "Anh có thể trừng phạt cô ta? Chỉ có quỷ mới tin điều đó". Josef nóng mặt: "Em ăn nói phải biết kiềm chế chứ. Anh và em đều là những người có chức phận lại còn bao nhiêu tù nhân đang ở trước mặt…".

Irma vẫn chẳng nể mặt chồng, xông tới dùng roi da vút thẳng vào mặt nữ tù nhân nọ. Chẳng mấy chốc khuôn mặt xinh đẹp của nữ tù nhân trở nên vằn ngang vằn dọc, trông như quả cà tím, nát bươm, máu nhỏ thành giọt. Vẫn chưa dừng lại, Irma còn ra lệnh cho hai nhân viên dưới quyền xé áo nữ tù nhân, dùng roi da quất không thương tiếc vào ngực. Đến khi bộ ngực căng tròn kia không còn hình dạng nữa, Irma lại ra lệnh mang gương lại cho nữ tù nhân soi.

Một "tuyệt kỹ" tra tấn khác mà Irma thường dùng là buộc roi da vào đầu nhũ hoa của các nữ tù nhân, sau đó bất ngờ dùng lực giật đứt. Irma cũng rất ghét phụ nữ Do Thái mang thai, vì ả lo rằng họ sẽ sinh ra những bé gái xinh đẹp hơn mình. Cứ phát hiện nữ Do Thái nào mang thai, ả lại tìm mọi cách tống họ vào phòng hơi độc để trừ hậu họa. Sau khi chính quyền phát xít Đức sụp đổ, Irma đã bị bắt và đưa ra xét xử tại tòa án binh. Cuối cùng, nữ đồ tể khét tiếng này đã phải trả giá cho những tội ác dã man của mình.

Mặt sắt như vậy, nhưng trước cái chết, Irma lại tỏ ra vô cùng lo sợ. Trước tòa, khi nghe xong phần tuyên án, Irma lao đến níu chặt cánh tay quan tòa, xin được sống cho dù phải làm nô bộc hầu hạ suốt đời. Đương nhiên, nguyện vọng này của Irma không thể được đáp ứng bởi những gì ả đã gây ra. Irma phải đền tội. Ả bị kết án tử hình dưới hình thức treo cổ.

Kẻ hận thù phụ nữ đẹp

Ilse Koch.

Nổi tiếng với các tên biệt danh "ác quỷ Buchenwald", "nữ bạo chúa" hay "sói cái" đó là Ilse Koch, nữ quản giáo trong Trại tập trung Bunchenwald, Đức giai đoạn 1937 đến 1941. Kurt Glass, một nạn nhân sống sót từ Trại tập trung Bunchenwald từng có thời gian may mắn được Ilse lôi về phục dịch trong biệt thự riêng của gia đình, nhớ lại: "Ilse là một phụ nữ đẹp, có mái tóc rất dài. Bất cứ tù nhân nào dám "chiêm ngưỡng" mà để mụ chộp được ánh mắt đều có thể phải trả giá đắt bằng chính tính mạng của mình".

Nhưng điều làm mọi người không khỏi rùng mình ớn lạnh đó là việc Ilse sử dụng thuật xăm hình để phân loại tù nhân. Một ngày kia, khi vết xăm đã liền sẹo và lên mầu. Ilse ra lệnh cho tù nhân phải cởi hết áo. Những tù nhân có hình xăm lọt vào mắt Ilse sẽ được chọn ra và người ta mãi mãi sẽ không bao giờ thấy họ trở về nữa. Trong số đó "vinh dự" nhất là những tù nhân "được" đem đi bắn. Xấu số hơn với những tù nhân bị tống vào phòng hơi độc, bởi trước khi về với thế giới bên kia, họ phải quằn quại trong đau đớn. Ilse giết họ rồi lột da lấy các hình xăm đẹp, đem đi thuộc và làm chao đèn, găng tay và bọc sách. Ilse còn có một sở thích quái đản khác là sưu tập đầu lâu người và sấy khô ngón tay cái của các tù nhân sau khi họ chết để dùng làm công tắc điện.

Ilse sinh ngày 22/9/1906 tại Dresden, Đức, là con của một đốc công. Cả thời niên thiếu, Ilse sống trong sung sướng và hạnh phúc. Ngã rẽ tội lỗi trong cuộc đời của Ilse bắt đầu từ khi ả gia nhập đảng phát xít của Adof Hitler vào năm 1932. Được nhồi nhét mớ lý luận phản động xem người Do Thái, người Xlavo, người La Mã, người theo chủ nghĩa cộng sản và cả những người Đức đồng tính luyến ái, thiểu năng thần kinh… là kẻ thù lớn nhất của nước Đức, cần loại bỏ, Ilse dần trở thành tay sai đắc lực cho những kẻ bệnh hoạn tư tưởng ở Berlin thời đó: "muốn có sự thuần khiết chủng tộc của người Đức".

Năm 1934, Ilse gặp, yêu và hai năm sau thì cưới Karl Otto Koch, trưởng trại tập trung Bunchenwald. Từ vị trí một thư ký quèn tại trại tập trung Sachsenhausen, chuyển sang Trại tập trung Buchenwald dưới sự nâng đỡ của chồng, Ilse nhanh chóng trở thành quản giáo và đến năm 1941 được thăng chức làm quản giáo chính. Nắm quyền sinh quyền sát trong tay, Ilse thỏa sức tung hoành. Không chỉ tra tấn dã man, cùng với chồng, Ilse còn tìm mọi cách vét nốt những đồng tiền cuối cùng mà những tù nhân trong trại còn giấu được. Năm 1940, hai vợ chồng Ilse đã cho xây một đấu trường thể thao trong nhà trị giá hơn 250 mác mà người ta tin rằng phần lớn có được từ việc "trấn lột" tù nhân.

Năm 1941, Karl chuyển sang làm Trưởng trại tập trung Majdanek. Hai năm sau, cả Karl và Ilse bị đặc vụ Gestapo bắt vì tội biển thủ và giết hại tù nhân. Những cáo buộc của tòa án cho thấy Karl đã moi tiền bất hợp pháp từ tù nhân và ra lệnh giết hai tù nhân để bịt đầu mối. Theo báo cáo về Trại tập trung Bunchenwald của quân đội Mỹ, Karl bị bệnh giang mai. Nhằm che giấu bí mật đó, Karl đã cho thủ tiêu hai nhân viên y tế của Trại tập trung Bunchenwald. Đầu năm 1945, Karl bị tòa án quân sự Đức tuyên án tử hình, sau đó bị xử tử vào tháng 4/1945.--PageBreak--

Về phần Ilse, sau hơn 2 năm bị tạm giam, cuối cùng ả được trả tự do vì phía tòa án không đủ chứng cứ kết tội. Sống với gia đình ở thành phố Ludwigburg một thời gian, tháng 6/1945, Ilse bị nhà chức trách Mỹ bắt và đưa ra xét xử trong một phiên tòa về tội phạm chiến tranh diễn ra năm 1947. Chung thân là mức án ban đầu dành cho Ilse, nhưng sau đó lại được giảm xuống còn 4 năm tù giam vì "không đủ chứng cứ". Năm 1951, Ilse được trả tự do nhưng lại bị các cơ quan chức năng Đức bắt ngay lập tức. Vì những cáo buộc liên quan tới việc sát hại nhiều người Đức vô tội, Ilse bị kết án chung thân. Ngày 1/9/1967, Ilse treo cổ tự vẫn trong nhà tù Bavarian sau khi hoàn thành bức thư tuyệt mệnh gửi con trai Uwe. Trong bức thư này, Ilse đã viết: "Mẹ không thể làm bất cứ điều gì khác. Chỉ có cái chết mới là sự giải thoát".

Thòng lọng tử thần

Juana Bormann.

Thị đứng đó, ở cái hành lang tối tăm trong nhà tù chết tiệt, nhăn nhúm và phờ phạc. Thị biết thần chết đang chờ mình ở phía trước. Run rẩy bước lên bàn cân, thị thầm nghĩ: "Thế là hết".

Quả thật, người ta mang cân tới không phải để kiểm tra sức khỏe cho thị, mà để biết trọng lượng của thị để chuẩn bị một chiếc dây thừng tương xứng. Thứ sáu, ngày 13/12/1945, thị cùng hai ác nhân khác là Irma Grese và Elisabeth Volkenrath được điệu ra pháp trường. Ba chiếc thòng lọng đợi sẵn.

9h 34’ sáng, Irma, nữ tử tù trẻ nhất trong số tội phạm chiến tranh trong Đại chiến Thế giới lần thứ II, đưa đầu vào thòng lọng, nửa  tiếng sau, đến lượt Elisabeth. Cuối cùng, khi đồng hồ điểm 10h 38’, thị - kẻ sát nhân với đàn chó, mang tên Juana Bormann đã phải trả giá cho những gì mình gây ra với chính những con người cùng đồng loại với thị.

Trước tòa án, Juana khai rằng việc thị gia nhập lực lượng vũ trang SS chỉ để thỏa mãn mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Đơn giản như lòng tham của những kẻ tham bạc hám vàng. Nhưng những gì mà các nhân chứng thề thốt trước những người giữ quyền phán quyết lại cho thấy, Juana là kẻ chỉ điểm giúp bác sĩ đồ tể Josef Mengele phát hiện ra tù nhân nào đang có thể trạng yếu đuối để đưa họ vào phòng hơi ngạt cho nhẹ gánh.

Một nhân chứng Do Thái khác có tên Dora Szafran, người bị bắt vào Trại Tập trung Auschwitz (hiện nay nằm trong lãnh thổ Ba Lan) từ tháng 6/1943, khẳng định cô đã tận mắt nhìn thấy cảnh Juana đứng lựa chọn đối tượng đáng phải thủ tiêu bằng khí độc với bác sĩ Klein.

Độc ác hơn, một lần, nhìn thấy một nữ tù nhân không theo kịp đoàn, chẳng đếm xỉa đến đôi chân sưng vù của nữ tù nhân đó, Juana đã tháo xích, xua con chó bécgiê Đức lực lưỡng lao thẳng tới đối tượng "chướng mắt". Tội nghiệp nạn nhân, chẳng những hoảng loạn đến cùng cực, mà cô còn trở nên thân tàn ma dại trước móng vuốt của con chó nòi. Một chiếc cáng đưa tới. Không ai biết nạn nhân sống hay chết.

Còn Juana, theo Dora, mặt ả vênh lên, tự hào vì "chiến công" vừa lập. Sau đó, Juana đã nhiều lần sử dụng liệu pháp "thả chó" để "điều trị" tù nhân "lười nhác", "ương bướng" và cái biệt danh "Kẻ sát nhân với đàn chó" cũng từ đó mà ra. Chính nhân chứng Dora cũng một lần trở thành nạn nhân gián tiếp của liệu pháp "thả chó" của Juana. Số là hôm đó, Juana thả chó tấn công một người bạn của Dora. Quá sợ hãi, người bạn đã bỏ chạy, xô Dora ngã. Hậu quả, Dora bị mất cả "hàng tiền đạo", còn người bạn thì bị chết sau đó vì những vết thương nghiêm trọng do con chó của Juana gây ra.

Ngoài ra, theo nhân chứng Alexandra Siwidowa, Juana còn có một thú vui khác là đánh đập tù nhân bằng gậy gỗ và dùi cui cao su, lột truồng họ ra rồi bắt biểu diễn những bài tập thể dục gắng sức. Mặc dù Juana gần như phủ nhận mọi lời cáo buộc, nhưng với những bằng chứng không thể chối cãi, nữ đồ tể này đã phải cúi đầu nhận tội. Án tử hình là hoàn toàn thích đáng đối với những tội ác mà Juana gây ra.

Đã gặp ác quỷ Vera là không có ngày về

Ả tên là Vera, nhưng những người hàng xóm vẫn gọi ả bằng cái tên thân mật Veronica. Ả đẹp hơn người, sự thật đó không ai có thể chối cãi. Nhưng do được bố mẹ quá chiều chuộng, nên từ nhỏ Vera đã có cái tính muốn gì là phải có bằng được.

Thời sinh viên, Vera đã một lần cướp trắng người yêu của cô bạn gái thân nhất. Nét điển trai và sự tài hoa của anh chàng nghiên cứu sinh Đại học Karsrube đã hớp hồn Vera ngay từ lần đầu gặp gỡ. Ngày hôm sau, Vera đã gửi thư cho người yêu của bạn bộc bạch tình cảm của mình. Chẳng cần để ý tình bạn, Vera cứ trắng trợn xen vào, bỏ qua sự ôi ỉ, làm kẻ thứ ba. Cuối cùng, Vera cũng có được chàng bạch mã công tử của đời mình. Đó là một luật sư, cựu sinh viên trường Đại học Jena, tướng mạo hơn hẳn anh chàng nghiên cứu sinh Đại học Karsrube, lại rất biết quan tâm chăm sóc Vera.

Nhưng kể từ khi Hitler lên nắm quyền, vận bạc đã đến với chồng của Vera bởi anh ta là người Do Thái. Ban đầu, Vera cho rằng Đức bài Do Thái cũng giống một số nước châu Âu khác rộ lên một thời gian rồi sẽ lắng dịu. Nào ngờ, càng ngày số phận của người Do Thái càng bi đát. Không dừng lại, cuộc sống của những phụ nữ Đức lấy chồng Do Thái cũng ngày một khốn khó thêm.

Một hôm, giám đốc bệnh viện, nơi Vera công tác gọi Vera lên, nghiêm giọng: "Vera này, do lấy người Do Thái nên cô sẽ không được lên làm bác sĩ điều trị chính. Đây là quy định của cấp trên, nên tôi đành phải xin lỗi cô vậy!". Đối với một người thông minh, đầy chí tiến thủ như Vera, lời của ông giám đốc chẳng khác nào sét đánh ngang tai. Vera cảm thấy vô cùng đau khổ. Nhưng, Vera không thù hận chế độ phát xít, mà lại tỏ ra căm ghét chồng đã làm liên lụy, chặn đường tiến thân của mình.

Từ đó, Vera không chuẩn bị bữa ăn cho chồng, tránh nói chuyện với chồng và cuối cùng là dọn về ở nhà mẹ đẻ. Sau này, khi chương trình thử nghiệm trên cơ thể người, Hành động T-4 (còn gọi Euthanasia Program, Aktion T4 hoặc Action T-4), của phát xít Đức được khởi động, Vera trở thành một trong những người biết được bí mật của nó. Ngày nọ, khi dẫn một cô gái bị mắc chứng thần kinh nhẹ đi làm thêm một số chẩn đoán, Vera tận mắt chứng kiến việc bác sĩ điều trị tống bệnh nhân vào trong "phòng tắm" (thực chất là phòng xông hơi độc) để trừ hậu họa cho nước Đức.

Tháng 1/1943, nhằm bảo vệ những người chồng Do Thái khỏi bị đưa đi trại tập trung, hơn 4.000 phụ nữ Đức đã rầm rộ xuống đường thị uy ở Berlin, buộc chính quyền Hitler phải trả chồng cho họ. Trong khi đó, nhằm giữ lấy chiếc ghế cho mình, Vera lạnh lùng tuyên bố ly hôn với chồng, mặc cho chồng bị giam giữ trong trại tập trung.

Tuy nhiên, có người vu cáo Vera ngầm tiếp tế cho người Do Thái, nên ả vẫn bị khai trừ mọi chức vụ và đưa đi "cải tạo tư tưởng" ở trại tập trung Ravensbruck. Do là người Đức, điều kiện sống của Vera trong trại tập trung vẫn hơn nhiều những tù nhân thuộc các dân tộc khác. Mặc dù vậy, Vera vẫn xung phong đi "làm việc" tại kỹ viện (nhà thổ) trong trại tập trung nhằm thoát mọi hình thức lao động chân tay.

Chưa nói xong đề nghị, Vera đã bị giám thị cho một chiếc bạt tai và rủa là đồ vô liêm sỉ. Vera vẫn phải ở lại trong trại tập trung, nhưng từ đó tự nguyện làm tai mắt cho giám thị. Những tù nhân bị Vera ngầm cáo giác không bị đánh cho lê lết cũng bị tống vào phòng khảo hình tra tấn tới thân tàn ma dại. Nhờ lập được nhiều "chiến công", Vera lọt vào mắt Trưởng trại Dorothen Binz, được cho làm y tá, thậm chí còn hứa sẽ trọng dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vera gập đầu cảm ơn, như con thiêu thân lao vào công việc.

Ngày đầu tiên trong vai trò mới, Vera được y tá trưởng Elisabeth Marschall giao cho 3 nữ tù nhân Do Thái. Nhiệm vụ của Vera là tiêm thuốc thử nghiệm vào tĩnh mạch họ. Chưa đầy 5 phút sau, ba nữ tù nhân nọ ngã lăn xuống đất, máu từ miệng, mũi và mắt tuôn ra. Họ nấc lên mấy tiếng rồi tắc thở. Mặt Vera vẫn lạnh tanh. Thậm chí, ả còn lấy chân đá xác nạn nhân, nói: "Đáng lý ra chúng mày phải chết từ lâu rồi!".

Nhìn cảnh đó, Marschall gật gù: "Xem ra, em đã có chút giác ngộ chủng tộc. Những bệnh nhân em phải chăm sóc về cơ bản là người Do Thái. Nếu chúng có kêu sổ mũi nhức đầu cho chúng uống ít thuốc. Nếu chúng bệnh nặng hãy tiêm cho chúng một ống thuốc trong chiếc hộp giấy mầu tro này để chúng lên chầu trời. Đó chính là thứ linh đơn cướp mạng mà em vừa tiêm cho 3 tên kia". Nói tới đây, Marschall cười khùng khục rồi tiếp: "Nếu em hoàn thành xuất sắc công việc của mình, chị sẽ phát quân phục của lực lượng vũ trang SS cho. Đến lúc đó, em sẽ được hưởng đãi ngộ giống bọn chị". Vera cúi đầu ngoan ngoãn nghe theo lời huấn thị của Marschall.

Không lâu sau, cơ hội để Vera thể hiện đã tới. Một hôm, Vera phát hiện đại đa số phụ nữ Do Thái vừa chuyển đến ở trong lều tạm gần trạm y tế là tuổi đã già, có người lại tàn tật hoặc mang thai, nói chung là "không có giá trị sử dụng". Một ý tưởng đen tối nảy ra. Vera vội đến thỉnh thị Marschall. Sáng sớm hôm sau, được sự cho phép của Marschall, Vera cùng mấy y tá SS khác bước vào căn lều tạm nói trên thông báo: "Hiện nay, trong trại đang có dịch tả. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho các ngươi, cấp trên ra lệnh cho bọn ta phát thuốc phòng dịch. Các ngươi hãy nhanh chóng uống". Nói rồi, Vera ra lệnh chia họ ra thành những nhóm 10 người, đưa tới trạm y tế nhận thuốc phòng dịch (thực chất là thuốc độc) và bắt uống tại chỗ. Mặt trời còn chưa kịp đứng bóng, 230 thi thể đã được chuyển tới lò thiêu.

Sau vụ này, Vera rất được Marschall tín nhiệm, đôn lên làm trưởng phòng chẩn đoán. Nắm quyền sinh quyền sát trong tay, Vera càng được thể, ngày càng trở nên tàn bạo hơn. Chỉ trong vòng hai năm, kể từ lúc được làm y tá tới khi bị bắt, số phụ nữ Do Thái bị Vera đích thân ra tay giết hoặc trực tiếp ra lệnh, giám sát việc giết hại đã lên tới hơn 500 người. Trại Ravensbruck được giải phóng, không kịp trốn chạy, Vera đã bị các nữ tù nhân đánh cho thâm tím mặt mày.

Nếu Hồng quân Liên Xô không kịp can ngăn, Vera chắc chắn sẽ tan nát dưới gót chân của các nữ tù nhân. Năm 1946, sau quá trình thẩm tra, xét hỏi, lấy bằng chứng, Vera đã bị đưa ra tòa xét xử và nhận mức án cao nhất: Tử hình. Nghe tin này, nhiều tù nhân còn sống sót từ trại tập trung Ravensbruck đã rất vui mừng. Họ tin rằng công lý đã được trả lại sự tôn nghiêm. Có người còn mở tiệc ăn mừng sự kiện nữ đồ tể Vera phải đền tội

Hà Ngọc (Tổng hợp)
.
.
.