Số phận của điệp viên Liên Xô Klaus Fuchs

Chủ Nhật, 20/06/2010, 17:33
Một điệp viên với một cuộc sống không bình thường. Có rất nhiều mối nghi ngờ trong công việc của hắn. Sau khi điều tra, những bí mật của điệp viên đã bị bại lộ.

Một điệp viên hình thành

Năm 1940, Fuchs bị giam trong một nhà tù ở Canada tại một khu đất khô cằn và đổ nát. Cuộc sống trong tù chỉ có đi lại và đọc sách, không liên lạc với bất cứ ai ở thế giới bên ngoài. Lúc này chỉ có những tài liệu khoa học từ Isaac Halperin, mới làm Fuchs trụ lại được. Đã có rất nhiều các tù nhân đã tự sát. Thi thoảng những người quản lý nhà tù cũng cấp cho anh những điếu thuốc ít ỏi, Fuchs hút thường xuyên trong khi anh đọc sách. Vào một ngày tháng 12 năm 1940, Fuchs đã được thả tự do.

Những người bị giam giữ được phép trở lại Anh. Trong số đó có rất nhiều người được đào tạo tốt, nhưng không được sử dụng bởi các nhà chức trách Anh trong nỗ lực ổn định chiến tranh. Chín tháng sau, Klaus Fuchs cuối cùng đã được phép quay trở lại thực hiện công việc mà ông đã được chuẩn bị kỹ càng trước đó, một nhà nghiên cứu vật lý lý thuyết. Ông ở lại với bạn bè ở Birmingham.

Ông là một người bạn tốt, dễ gần và tốt bụng. Các giáo sư là thầy dạy cũ của Fuchs cũng hết lòng cưu mang anh, họ tìm cho anh một vị trí để nghiên cứu. Tháng 5 năm 1941, Fuchs được điều về làm việc trong một dự án mới, với một cái tên rất lạ là "Ống hợp kim". Fuchs có rất nhiều bạn bè, Rudolph Peierls là thầy giáo cũ của anh và Michael Perrin là trợ lý giám đốc ở dự án này. Cả hai người này có tác động lớn với tương lai của anh. Công việc rất thú vị, họ làm việc cùng nhau trong nhiều tiếng đồng hồ với sự hài lòng về một ý tưởng mới. Ý tưởng ấy chính là bom nguyên tử.

"Ống hợp kim" thực ra không có gì khác ngoài việc chính là một dự án bom nguyên tử của người Anh. Fuchs rất hạnh phúc, tại đây ông đã là một thành viên của một gia đình, nơi ông có thể thư giãn với nhiều loại rượu tốt và khiêu vũ với đồng nghiệp nữ. Nếu không có cuộc chiến tranh, cuộc sống quả là hoàn toàn tuyệt vời. Những gì Fuchs không thể hiểu được tại sao người Anh, người Mỹ và Canada được chia sẻ thông tin về sự phát triển của vũ khí này một cách mạnh mẽ với nhau, nhưng lại loại trừ các đồng minh khác của mình, đặc biệt là Liên Xô. Chắc chắn người Anh và người Mỹ không có ý định cho Đức và Nga đánh lẫn nhau.

Bên cạnh đó, Fuchs tin rằng sứ mệnh bảo vệ loài người nằm chính ở sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải hệ thống tư bản bấy giờ. Anh tin những người bạn Nga vô hình đang đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn. Anh thấy cần phải làm một điều gì đó. Vào một buổi sáng, Fuchs đi tầu tới sân ga Paddington, London. Ông đi bộ gần một cây số tới Đại sứ quán Nga và yêu cầu được gặp tuỳ viên quân sự. Một người đàn ông có tên là Kuczynski bước ra gặp anh, mời anh tới khu vực riêng của mình và hỏi có thể giúp gì được anh. Tuỳ viên quân sự, Kuczynski chính là một trong những điều phối viên các hoạt động điệp viên tại Anh, thành viên của Ban chỉ huy tình báo quân sự Nga. Ông mời Klaus một tách trà, theo đúng phong cách Nga. Klaus Fuchs một điệp viên đã bắt đầu từ đây.

Một cuộc sống hai ngả đường 

Klaus cảm thấy thoải mái ở Anh. Chủ nghĩa chính trị độc đoán tồn tại ở Đức suốt thời trai trẻ của Klaus không có ở Anh trong những năm 1930, cho dù vẫn có những tranh cãi giữa các đảng phái chính trị. Cuộc tranh luận được nổ ra ở khắp mọi nơi, Klaus có thể bày tỏ quan điểm Marxit của mình mà không đáng lo ngại về sự trả thù. Bên cạnh đó, ông yêu Bristol và các vùng nông thôn xung quanh nơi đó. Làm việc với tấm bằng tiến sĩ đã không cho phép ông có nhiều thời gian thăm dò, nghiên cứu những gì xung quanh mình. Klaus nhận thấy đây là vùng đất yên bình và dễ chịu, các giáo sư luôn ủng hộ và hỗ trợ anh. Cuối tuần là những cuộc đàm thoại vui vẻ, nhảy múa và hát ca. Sau khi bằng cấp được nâng cao, Klaus đã có được một vị trí nghiên cứu chính thức ở Birmingham. Giờ đây, với thu nhập cao, ông đã có một nơi ở riêng của mình và thực hiện cuộc sống của một nhà nghiên cứu khoa học.

Năm 1942, khi bắt đầu sự nghiệp điệp viên, Klaus đã gia nhập dự án "Ông hợp kim", các cuộc gặp gỡ với cô gái từ Banbury bắt đầu. Cho dù Klaus không quan tâm lắm nhưng "Cô gái từ Banbury" đích thực là chị của Jurgen Kuczynski tên là Ursula. Trong những bộ áo thời trang gián điệp thực sự, các cuộc gặp bí mật và rất ngắn bắt đầu diễn ra. Ban đầu, Klaus chỉ truyền thông tin về khoa học làm việc riêng của mình cho Ursula bằng bản sao giấy tờ nghiên cứu của mình, sau đó ông đưa tất với những gì ông cóp được tại trung tâm.

Những đóng góp của Klaus cho dự án ngày càng trở nên quan trọng và Michael Perrin cho rằng, đã tới lúc đảm bảo rằng Klaus có thể tiếp cận với những thông tin được phân loại để anh tạo ra các đóng góp lớn hơn. Vào tháng 9 năm 1942, Klaus Fuchs một người di cư từ Đức, đã thề trung thành với vương triều ở Anh, trở thành người mang quốc tịch Anh.

Cho dù trong quá khứ Fuchs là một thành viên Đảng Cộng sản Đức, nhưng họ không có lý do gì để nghi ngờ rằng, Klaus hoạt động như một người cộng sản kể từ khi anh đến Anh chín năm trước. Dự án cần anh, và anh đã trả lời bằng sự hiệu quả của công việc. Trớ trêu thay, Klaus trở thành công dân nước Anh, khi bắt đầu sự nghiệp của một điệp viên. Klaus Fuchs được cấp trên xác nhận và đảm bảo anh bắt đầu dấn thân vào quãng đời thú vị nhất của điệp viên. Perrin nói với Klaus về một ngày nào đó sẽ có sự hợp tác giữa các nhà khoa học Mỹ và Anh về việc chế tạo bom nguyên tử. Ông yêu cầu Klaus tới Mỹ như một trong những người đại diện của mình.

Mối nghi ngờ

Trung tâm nghiên cứu khoa học Harwell được xây dựng để giành riêng cho nhiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của Anh. Đoàn khoa học trở về từ Mỳ cũng đã về đó làm việc. Klaus cũng làm việc ở đó và ông giữ chức trợ lý giám đốc. Thời gian này, ông tiếp tục cung cấp thông tin cho Nga, nhưng những bí mật đó đã thực sự không còn giúp ích nhiều cho người Nga nữa.

Đến cuối năm 1947, Klaus đã hầu như đã kết thúc liên hệ của mình với người Nga và họ cũng không còn háo hức để giữ Klaus như một điệp viên của mình nữa. Một buổi tối vào cuối tháng 11 năm 1949, tại một bữa tiệc đang được tổ chức tại nhà của Henry Arnold, Giám đốc an ninh của Trung tâm nghiên cứu khoa học Harwell. Tất cả các nhà khoa đều có mặt trong đó có cả Klaus. Henry Arnold và Klaus đã trở thành một người bạn tốt của nhau.

Sau bữa tiệc, Arnold được cảnh báo bởi Cơ quan tình báo MI6 của Anh rằng Klaus có thể là nhà khoa học hạt nhân bị nghi ngờ đang được đề cập trong dự án giải mã Venona của Mỹ. Lúc này người Mỹ cũng đã giải mã được những thông điệp chuyển từ Mỹ đến Moscow trong khoảng thời gian 1943-1945. Họ vẫn chưa biết ai đã cung cấp các tài liệu đó. Tháng 11 năm 1949 Fuchs nói với Arnold rằng muốn qua Đức để thăm cha và hỏi liệu ông có đi được không. Arnold trả lời rằng Fuchs cần nói chuyện với William Skardon, người của Cơ quan tình báo MI6 của Anh.

Thú tội và xử án

Ngày 21 tháng 12 năm 1949, Anord đã giới thiệu Fuchs với Skardon và để cho hai người trò chuyện với nhau. Trong cuộc trò chuyện, Skardon đã hỏi một câu làm Fuchs giật mình. "Anh có liên lạc với đại diện của Liên Xô trong thời gian anh ở New York không? Và anh không chuyển cho ai thông tin về công việc anh đang làm chứ?". Fuchs trả lời một cách tự nhiên. "Tôi không nghĩ vậy". Skardon đã thông báo với anh rằng. "Có thông tin cho rằng, anh làm gián điệp cho Liên Xô". Sau một tiếng đồng hồ trôi qua, Fuchs không thừa nhận điều gì ngoại trừ việc anh ta đã một lần gia nhập Đảng Cộng sản Đức. Skardon chấm dứt cuộc nói chuyện ngay lập tức và nói với Fuchs rằng, hãy liên hệ với anh ta nếu như thấy còn điều gì muốn trao đổi.

Cuối cùng, khi chỉ còn hai tuần nữa là đến năm mới, Fuchs đã quyết định tới London để gặp Skardon. Trong cuộc gặp, Fuchs nói ngắn gọn cho Skardon biết anh ta đã chuyển những bí mật cho nước Nga Xô viết từ năm 1942. Skardon hỏi Fuchs đã chuyển cho Nga những bí mật gì? Fuchs trả lời, anh ta chỉ có thể nói cho Skardon anh ta đã làm gì nhưng không thể bàn luận về những tài liệu bí mật đó với Skardon. Ba giờ sau đó, Fuchs khai xong bản cung và đưa cho Skardon xem rồi kí vào đó. Fuchs chính thức nhận tội.

Ba ngày sau, tại Văn phòng Chiến tranh, Fuchs đã mô tả cho Perrin, ông chủ và cũng là người bạn cũ của của mình, tài liệu mà anh ta đã chuyển cho Ursula Kuczynski và Harry Gold. Fuchs đã đưa cho người Nga các sơ đồ chế tạo bom nguyên tử.

Ngày 2 tháng 2 năm 1950, Fuchs đã bị bắt. Fuchs bị xét xử tại Old Bailey. Phiên tòa bắt đầu vào 10 giờ 30’ sáng, Fuchs với vẻ mặt tái nhợt, mặc bộ comple màu nâu và trông rất dửng dưng như thể anh ta chỉ là người quan sát vậy. Phiên tòa có rất nhiều thành viên của hoàng gia, phóng viên báo chí, truyền hình và những kẻ hiếu kì tham dự.

Quan sát viên của phía Mỹ cũng có mặt tại phiên tòa. Ngài Shawcross kiên nhẫn đọc bản luận tội. Một phần trong hai lời khai của Fuchs được đưa ra làm bằng chứng nhưng chỉ có một nhân chứng là Skardon. Không có tài liệu khoa học nào bị tiết lộ và luật sư bào chữa không đưa ra bằng chứng nào.

Thẩm phán Goddard tuyên án: "Klaus Fuchs đã phản bội lại nước Anh bằng hành động tiết lộ bí mật. Anh ta đã có hành vi gây thiệt hại cho lợi ích của cả nước Anh và nước Mỹ mà không thể cứu vãn được. Theo luật pháp, anh ta chỉ bị phạt tù chứ không thể bị kết án tử hình. Do vậy, hội đồng xét xử của phiên tòa này đã kết án anh ta ở mức hình phạt tù cao nhất theo luật định, đó là phạt tù 14 năm". Theo lời tuyên án này, Klaus Fuchs bị đưa vào nhà tù Briston. Toàn bộ phiên tòa chỉ kéo dài gần một tiếng rưỡi. Perrin và các thượng cấp của anh ta rất hài lòng.

Riêng Henry Anord đã được an ủi rằng, toàn bộ tiến trình xét xử tại phiên tòa đã không tiết lộ những gì đã xảy ra tại Harwell. Chỉ ít người từ nước Anh đến thăm và gặp được Fuchs khi anh ta ở trong tù. Anh ta đã cắt đứt mối liên hệ với nước Anh, quê hương mà anh ta đã phản bội lòng tin của họ. Anh ta luôn giữ được vẻ bình thản. Fuchs mất ngày 28 tháng 1 năm 1988, khi 76 tuổi

Vân Anh
.
.
.