Thăm sân bóng trong nhà tù chính trị tồi tệ nhất thế giới

Thứ Tư, 07/07/2010, 09:09
Hai trong những sân cỏ tồi tàn nhất thế giới nằm ở đảo Robben Island, một phiến đá phẳng bị mài mòn bởi những ngọn gió từ nam cực và những con sóng từ Bắc Đại Tây Dương, cách Cape Town 6 dặm (khoảng 10 km). Sự cô lập của hòn đảo đã biến nó thành một nhà tù tự nhiên cho thực dân Anh giam giữ kẻ thù.

Nhà tù- nơi rèn luyện thể hiện bản lĩnh thể chất, trí tuệ người da đen

Trong số tù nhân có cả Makana, người đã bị chết đuối khi cố gắng trốn khỏi địa ngục vào năm 1820. Vào những năm 1960, hòn đảo trở thành nhà tù Alcatraz của Apacthai, nơi giam giữ 2 nghìn tù nhân, trong đó có Nelson Mandela. Chế độ cai trị hà khắc thường đan xen những thủ tục pháp lý ngặt nghèo, và theo luật của Robben Island, Giám đốc trại giam, phải gặp tù nhân mỗi tuần một lần để nghe ý kiến của họ. Trong suốt 3 năm, bắt đâu từ cuối tháng 12/1964, những tù nhân nam đã đoàn kết đầu tranh đòi một yêu cầu: quyền được chơi bóng đá.

Cuối cùng vào năm 1976, giám đốc trại giam đã cho phép tù nhân được đá bóng 30 phút vào thứ 7 hàng tuần. Các tù nhân đã bắt tay vào xây dựng hai sân bóng trên nền cát ngay bên ngoài xà lim và thiết lập một giải đấu gồm 24 đội tiến hành theo các quy định của FIFA, được quản lý bởi Hiệp hội bóng đá Makana.

Các tù nhân này, hiểu rằng dưới chế độ Apacthai, bóng đá  là một cuộc cách mạng. Kỹ năng của các cầu thủ đã bác bỏ ý kiến cho rằng da đen là tầng lớp thấp kém về thể chất; và sự quản lý chặt chẽ của họ đã bác bỏ ý kiến tương tự đối với trí năng của người Phi châu. Trò chơi dựa trên tinh thần fair play, chơi thể thao tương đương với quyền con người.

Chuck Korr, giáo sư nghiên cứu về lịch sử thể thao tại Đại học University of Missouri, người đã viết cuốn Hơn cả một trò chơi (More Than Just a Game), nói về giải bóng đá Robben Island, ông cho rằng cấu trúc nội tại của Makana - "trong sạch, vô tư, lấy nền tảng là hai lý tưởng công bằng và dân chủ" - đã trở thành trường đào tạo ra những nhà lãnh đạo của Nam Phi.

Những tù nhân - cầu thủ ở Robben Island sau này trở thành các lãnh đạo nhiều ngành trở lại thăm nơi đã giam giữ mình.

Bằng chứng là những cầu thủ trong đội bóng của Makana xưa kia đã thực sự trở thành những nhà lãnh đạo của Nam Phi trong các lĩnh vực chính trị, luật pháp, những nhà tài phiệt - trong đó có Tổng thống Jacob Zuma, nhà ái quốc vĩ đại.

Nhưng nếu bóng đá tại Robben Island giúp các tù nhân tôi luyện cho một tương lai tốt đẹp hơn, nó cũng đồng thời không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của họ. Trong đêm đen dài đằng đẵng của chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai, một trò chơi vào cuối tuần của những người da đen là cách họ bảo vệ nhân phẩm của mình.

Khốn khó không đồng nghĩa với quay lưng với thể thao

Giờ đây, Nam Phi đang tổ chức một giải thi đấu bóng đá khác, và tinh thần chiến đấu của Robben Island sẽ lan tỏa tới từng trận bóng. Nam Phi không còn phải đấu tranh chống lại chế độ thống trị nữa, mà giờ đây là chiến đấu để đẩy lùi nhận thức lâu nay về đất nước và châu lục này.

Đối với phần lớn thế giới, châu Phi vẫn là một châu lục khốn khổ, nơi của chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, trẻ em suy dinh dưỡng. Quốc gia giàu nhất nơi đây, chủ nhà của World Cup, được thế giới biết đến như là một đất nước với mức độ tội phạm bạo lực lớn nhất hành tinh, dân số nhiễm HIV/AIDS là 5,7 triệu người và tỷ lệ nghèo đói đi liền thất nghiệp là 35,4%. Với cách nhìn nhận đó, việc tổ chức sự kiện thể thao và truyền hình lớn nhất thế giới tại châu Phi thật là một điều nực cười khó hiểu. Chỉ mới trong tháng 1, báo chí Anh đã viết rằng World Cup năm nay là "một thảm họa" (Daily Mirror) và là một giấc mơ "tan vỡ" (Daily Telegraph).

Đối với người Nam Phi, những nghi ngờ đó chỉ là sự thiên kiến và lạc hậu. Bởi vì sự thật là Nam Phi đang thay đổi. Vẫn còn những bi kịch giống SomaliaCongo. Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề từ 48 quốc gia, đầu tư nước ngoài giờ đây đã tăng gấp đôi, chế độ dân chủ đã đẩy lùi chế độ độc tài chuyên chính, và tăng trưởng kinh tế là rất rõ ràng.

Tương tự như thế, tại Nam Phi tự do, dưới sự lãnh đạo tài tình, tội phạm đã giảm, các chiến dịch chống ma túy được tuyên truyền rộng rãi, nước sạch, điện và lương thực đã trở thành phổ biến. Nơi đây vẫn còn sự chia rẽ chủng tộc trong các vấn đề kinh tế, nhưng nó đang giảm dần, hàng triệu người da đen Nam Phi thuộc tầng lớp trung lưu và những tầng lớp tinh anh da đen mới có thể chứng minh được điều đó.

Chính vì bóng đá đã làm thay đổi Robben Island, Nam Phi cũng muốn World Cup làm được điều tương tự cho Châu Phi. "Nó sẽ cho cả thế giới thấy rằng chúng tôi có thể làm được", Tổng thống Zuma phát biểu trên tạp chí TIME. Danny Jordaan, Trưởng ban tổ chức World Cup đồng tình: "Nếu chúng tôi có thể tổ chức được World Cup thì cuối cùng chúng tôi cũng loại bỏ được định kiến từ thời Apacthai … Chúng tôi sẽ sẵn sàng khẳng định vị trí của mình trên thế giới."

Môn thể thao của châu Phi

Nhìn từ bên ngoài, sân Soccer City - phía Đông của Soweto, nơi sẽ diễn ra trận đầu tiên và cuối cùng của World Cup - trông giống như một bình nước hình quả bầu calabash, một loại bát của người châu Phi. Bên trong, kiến trúc có vẻ mang tính chính trị hơn. Sân bóng chìm xuống dưới mặt đất, bao quanh bởi hàng dãy 94 nghìn ghế ngồi, giống như một mỏ khoáng sản lộ thiên.

Đường hầm dành cho cầu thủ là bản sao giống như thật của hầm mỏ. Đó không phải là sự tượng trưng cho ngành Công nghiệp khai khoáng, ngành đã cung cấp vàng để duy trì chế độ Apacthai; đó là sự tưởng nhớ đến những người lao động da đen, những người mà những kẻ phân biệt chủng tộc da trắng phải dựa dẫm vào để tồn tại.

Vào ngày 3/5, hài lòng trước sự đổi thay tuyệt vời, Jordan cảm ơn thế hệ công nhân mới của dân tộc, những người đã tạo nên những điểm đến cho World Cup của Nam Phi bằng cách phát cho mỗi công nhân 2 vé xem bóng đá, tổng cộng là 54 nghìn vé miễn phí. "Cả thế giới có thể được chiêm ngưỡng những gì các bạn đã xây dựng nên", ông nói. "Đây không chỉ là sân vận động, nó còn là công trình kỷ niệm, là minh chứng cho khả  năng và tiềm lực của đất nước chúng ta"

Nguyên Minh (theo Time)
.
.
.