Phòng ngừa tình trạng bắt cóc trẻ em ở nơi đô thị:

Đừng để trẻ em trở thành “miếng mồi” cho tội phạm

Thứ Tư, 07/01/2015, 07:53
Vụ bắt cóc trẻ em xảy ra ở Thanh Trì, Hà Nội vừa qua một lần nữa khiến tất cả người lớn chúng ta giật mình, đòi hỏi sự cẩn trọng, cảnh giác phòng ngừa…

Nhiu loi đi tượng vi… 1.001 th đon bt cóc tr em

Trong các vụ bắt cóc trẻ em, chỉ rất ít trường hợp những người phụ nữ hiếm muộn, quá khao khát một đứa trẻ nên bắt cóc để đem về nuôi. Một số trường hợp khác, bắt cóc con cháu những “con nợ” của mình nhằm gây áp lực để đòi nợ. Còn lý do của hầu hết các đối tượng có hành vi bắt cóc trẻ em là vì cần tiền. Khi quá túng quẫn về tiền, chúng nghĩ ra các cách để xoay tiền. Nhiều đối tượng đi cướp tài sản, trộm cắp, lừa đảo…. Nhưng một số kẻ sẽ nhằm vào trẻ em, những đứa trẻ chưa có khả năng bảo vệ được mình để bắt cóc nhằm mục đích kiếm tiền.

Như trong vụ bắt cóc cháu Nguyễn Thanh Hằng, đối tượng Vũ Thị Thúy Liễu vì làm ăn thua lỗ, đang mang nợ khoảng 30 triệu đồng nên đã nảy sinh ý định bắt cóc trẻ em để tống tiền. Chị ta mượn xe máy, đi về khu vực huyện Thanh Trì. Khi thấy một số cháu bé đang chơi ở nhà văn hóa thôn Hữu Trung, không có người lớn trông coi, Liễu đã dựng xe máy để chờ cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.

Vì bắt cóc trẻ em tương đối… dễ nên nhiều đối tượng ở các thành phần xã hội khác nhau đã thực hiện hành vi phạm tội này. Chúng cũng có trăm nghìn cách để dụ dỗ, lừa bắt các cháu đi. Đối tượng côn đồ, tiền án, tiền sự cũng có, chúng bắt cóc các cháu nhằm cướp tài sản, hay tống tiền. Như trường hợp của đối tượng Nguyễn Trọng Thọ, trú tại Việt Yên (Bắc Giang), khi gặp cháu Trần Thành Công, học sinh lớp 7 Trường THCS Yên Viên (Gia Lâm), ở cổng trường, hắn giả vờ nhờ cháu chở đến khu vực cầu Đuống thì đánh chết cháu, cướp điện thoại di động, chiếc xe đạp, sau đó còn tống tiền gia đình người đã chết.

Cơ quan điều tra đang lấy lời khai của đối tượng bắt cóc trẻ em Vũ Thị Thúy Liễu.

Một trong những loại đối tượng đáng lo ngại nhất trong việc thực hiện các vụ bắt cóc trẻ em là những người giúp việc. Đối tượng Nguyễn Thị Loan, trú tại Vĩnh Long, đến nhà chị Hương, ở phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, giúp việc, được gia chủ giao trông coi cháu Bội San (3 tuổi) là một ví dụ. Lợi dụng việc đưa cháu Bội San đi dạo, chiều tối 1/10, Loan đã bắt cóc, đưa cháu về giữ tại khách sạn ở quận Bình Tân, rồi gọi điện đòi chị Hương phải nộp vào tài khoản của chị ta 100 triệu đồng.  

Một trong những cách mà bọn bắt cóc hay sử dụng là đến các trường học (tiểu học, mẫu giáo) để dùng thủ đoạn bắt cóc các cháu học sinh. Cách đây mấy năm, tại một trường THCS ở Quảng Ninh cũng đã xảy ra một vụ bắt cóc học sinh ngay trong lớp. Chuẩn bị giờ ăn trưa, một thanh niên đến gặp giáo viên chủ nhiệm lớp 1, xin cho cháu Bùi Thị Bích Ngọc được về sớm ăn cỗ với ông bà nội. Thấy người này tỏ ra lễ độ, cộng thêm bé gái quấn quýt nên cô giáo đồng ý cho đón cháu về. Không ngờ, ngay sau đó, mẹ cháu Ngọc đã nhận được điện thoại của một người đàn ông cho biết, đã bắt cóc con chị, yêu cầu phải đưa ngay 400 triệu đồng tiền chuộc. Sau đó, lực lượng Công an đã giải cứu an toàn cho cháu bé và bắt giữ 2 kẻ bắt cóc tống tiền. Đó là đôi tình nhân Phạm Văn Khánh và Vũ Thị Xuân, cùng trú tại Cẩm Phả (Quảng Ninh).

Cha m, người thân phi cnh giác

Ngay sau vụ bắt cóc cháu Nguyễn Thanh Hằng ở Thanh Trì xảy ra, Công an huyện Thanh Trì đã có những biện pháp thiết thực trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Hàng ngày, vào buổi sáng, loa phát thanh thường phát đi yêu cầu người dân trong huyện có ý thức trong việc trông nom con cái mình. Đối với các trường học, các lớp trông trẻ tư nhân, các cô giáo phải có trách nhiệm trông nom các cháu, không để các cháu tự chạy ra đường chơi...

Bác Nguyễn Thế Hiển, trú tại Định Công, cũng kiến nghị với các trường học, không nên để việc đón các cháu tự do (ngoài đường, dưới sân). Cô giáo phải thuộc hết những người trong gia đình của các cháu thường đến đón. Nếu là người lạ, tự xưng là người nhà của các cháu, thì các cô nên quan sát cách xưng hô và thái độ của các cháu (thân thiết hay không), hoặc khi có người lạ đón cháu, gia đình phải gọi điện thoại báo trước.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Tráng, Phó phòng Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự, để phòng ngừa loại tội phạm này, về phía lực lượng Công an, cần chủ động phối hợp, làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc diễn biến, tình hình hoạt động của tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em, kịp thời phát hiện các băng nhóm tội phạm chuyên bắt cóc tống tiền để ngăn chặn và đấu tranh kịp thời. Lực lượng Công an cũng phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, nhà trường, thông báo các phương thức, thủ đoạn của tội phạm bắt cóc trẻ em để tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giáo viên, cán bộ nhà trường, phụ huynh học sinh nắm được. Từ đó, kịp thời phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn bắt cóc trẻ em tại khu dân cư hay trường học. Thượng tá Nguyễn Văn Tráng cũng cho biết, để không xảy ra các tình huống xấu với con em mình, đề nghị các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn đến con em mình. Đối với các cháu nhỏ, phải trông nom cẩn thận, không để chơi chỗ vắng hay nhờ người lạ trông coi. Còn đối với các cháu đang đi học, các bậc phụ huynh nên quan tâm, đưa đón con, đừng vì mải công việc mà quên đón, hoặc giao cho những người không ruột thịt trong gia đình đón, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trước được.

T. Hòa
.
.
.