Cảnh báo mức chi tiêu hạn hẹp cho Tết Nguyên đán 2024

Thứ Tư, 01/11/2023, 07:08

Trước thực tế hiện nay, nhiều người dự định sẽ cắt giảm chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán 2024, báo hiệu sự ảm đạm trong trao đổi hàng hóa vào dịp cuối năm do ảnh hưởng của suy thoái. 

Tình hình kinh tế ảnh hưởng tới sức chi của người dân trong dịp Tết Nguyên Đán

Theo dự báo của ADB trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 9/2023, tỉ lệ tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2023 của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước chỉ đạt 3,7%, thấp hơn nhiều so với mức 6,5% trong nửa đầu năm 2022. Bên cạnh đó, suốt 3 quý năm 2023, TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung chứng kiến những biến cố của thị trường lao động khi hàng loạt doanh nghiệp lớn cắt giảm nhân sự, khiến công nhân mất việc với tỷ lệ người lao động thất nghiệp tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Dịp cuối năm, hàng loạt công ty đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế bằng cách cắt giảm nhân sự, hủy bỏ kế hoạch tổ chức các bữa tiệc cuối năm, “thắt lưng buộc bụng” để dành ngân sách chi thưởng Tết cho người lao động. Chính điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu mua sắm dịp Tết Nguyên đán của người dân, buộc họ phải cắt giảm và giới hạn chi tiêu. 

Cảnh báo mức chi tiêu hạn hẹp cho Tết Nguyên đán 2024 -0

Dự định cắt giảm tiêu Tết

Phương Minh ở Thanh Xuân, Hà Nội đã bắt đầu lên kế hoạch từ sớm đối với các khoản chi tiêu bắt buộc dành cho dịp Tết Nguyên đán 2024. Để tránh tình trạng vượt chi, mua sắm thừa thãi như mọi năm, Phương Minh lên danh sách các món đồ cần dùng trong gia đình để lên kế hoạch đặt mua cũng như đề ra các hạn mức chi tiêu khác nhau ở từng mục. Minh chia sẻ, không nhất thiết Tết là phải mâm cao cỗ đầy, mà chỉ nên mua lượng thức ăn vừa phải, phù hợp nhu cầu ăn uống hằng ngày. Đối với các loại bánh kẹo và đồ dùng khác như quần áo, đồ gia dụng, Minh chọn cách chờ đến những ngày trùng hàng tháng để săn sale trên các sàn thương mại như Shopee, Lazada nhằm mua được với giá hời, tiết kiệm tối đa chi tiêu. 

Cảnh báo mức chi tiêu hạn hẹp cho Tết Nguyên đán 2024 -0

Tương tự, chị Hương (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho biết, không chỉ mỗi dịp cận Tết mà kể từ khi có con nhỏ, thu nhập của chị và chồng mỗi tháng cũng không cánh mà bay với các khoản tiền không tên. Với phương châm “tích được đồng nào hay đồng đó”, chị chia sẻ: “Ngoài săn sale đơn thuần trên các sàn, tôi còn thử sử dụng thêm ứng dụng hoàn tiền mua sắm như MyPoint. Mua sắm nhiều, tích điểm nhiều, để lâu cũng đổi được thêm một vài voucher mua sắm, giảm giá khác”.   

Anh Phúc ở Tây Hồ, Hà Nội lại có một cách khác biệt hơn để né tránh chi tiêu không mong muốn dịp Tết đó là đi du lịch. Anh chia sẻ rằng: “Các khoản tiêu Tết đôi khi ngang bằng hoặc thậm chí nhiều hơn số tiền bỏ ra để vợ chồng anh du lịch tự túc. Vì vậy, kế hoạch hàng năm của hai vợ chồng là dành thời gian cho gia đình nội ngoại vào các ngày trước Tết và mùng 1 Tết, thời gian còn lại sẽ tranh thủ tự thưởng một chuyến du lịch ngắn trước khi quay trở lại công việc”.   

Mỗi người, mỗi nhà đều có mức chi tiêu và nhu cầu khác nhau trong dịp Tết. Nhưng khó khăn chung của suy thoái kinh tế vẫn đang diễn ra và ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vì vậy với tình hình khó đoán trước mắt về vấn đề giảm thưởng Tết cuối năm từ phía doanh nghiệp, người lao động nên chủ động chuẩn bị kế hoạch chi tiêu đón năm mới từ sớm, tránh để rơi vào trường hợp bị động khi trường hợp xấu nhất thật sự xảy ra. Nếu như biết cách chi tiêu phù hợp, có lẽ cái Tết đủ đầy ấm, no cũng vẫn là điều khả thi với mọi nhà.  

Tìm hiểu và tham khảo thêm chương trình mua sắm hoàn điểm: https://bit.ly/bao-mypoint. 

MyPoint là ứng dụng tích điểm đổi quà do MobiFone đồng sáng lập. Với một loại điểm chung duy nhất, MyPoint giúp khách hàng tiết kiệm hơn bằng việc tích điểm từ mọi hoạt động tiêu dùng như nạp tiền điện thoại, mua gói cước, mua sắm online Shopee, Lazada,... và các thương hiệu lớn khác với tỷ lệ hoàn tới 30%. Khách hàng có thể dùng điểm đổi thẻ nạp, data và voucher ưu đãi tại hơn 200 thương hiệu lớn trong hệ sinh thái MyPoint.

PV
.
.
.