Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ lú mùa nước nổi

Thứ Năm, 15/09/2022, 12:17

5h sáng, giữa cánh đồng nước nổi bao la tại ngã ba sông Kinh Ruột (thuộc ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang) xuất hiện các ánh đèn pin chiếu rọi báo hiệu một ngày mua bán tấp nập các mặt hàng đặc sản “rặt đồng” của miền Tây như: cá linh, cua đồng, rắn bông súng, cá sặc, cá rô, bông điển điển,…

Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Ngư dân trước lúc ra đồng.
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -1
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Chợ cá Kinh Ruột xuất hiện và tồn tại đã trên 25 năm qua. Năm nay, con nước về sớm hơn tầm một tháng so với cùng kỳ nên chợ Kinh Ruột cũng họp sớm hơn. Chợ cá Kinh Ruột hoạt động từ 5h sáng đến tầm 10h thì tan chợ.
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Lý giải về những đặc thù trên, ông Nguyễn Văn Ràng (SN 1962), Phó trưởng ấp Phú Thuận (xã Phú Hội) và cũng là một trong những thương lái đầu tiên tại chợ Kinh Ruột cho biết, bà con nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, lúa và hoa màu thường bị “trúng mùa, mất giá” nên đến đầu mùa nước thì người dân bị cụt vốn để mua sắm phương tiện và ngư cụ đánh bắt. Đầu tư đủ bộ nghề (phương tiện, ngư cự đánh bắt) cho mỗi mùa nước phải bỏ ra khoảng vài chục triệu đồng. Thấy vậy, một số hộ trong xóm đã đứng ra cho ngư dân mượn vốn, rồi dùng ghe đục thu mua lại các sản vật mà ngư dân đánh bắt được. Mỗi ngày sau khi cân cá, người mua sẽ viết cho người bán một tờ giấy xác nhận, đến khi cuối con nước thì tính tổng lại.

“Việc mua bán theo mối nên không có việc tranh giành bạn hàng, giá cả cũng được người mua định ở cái mức mà đôi bên cùng có lợi, cái tình cái nghĩa xóm làng nó quý ở đây…” ông Ràng chia sẻ.
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Ra đồng từ 3h sáng, anh Phạm Văn Dìa (SN 1980, xã Phú Hội) cùng đứa con trai 15 tuổi tất bật dỡ 20 cái lú để kịp phiên chợ cá. Mần nghề “con cá” đã hơn 5 năm, anh Dìa dần dà đã quen với cảnh 6 tháng làm nông, 6 tháng làm nghê đánh bắt thủy sản. Theo anh Dìa, con nước Rằm tháng Sáu hôm trước, nước nhiều, cá linh non đổ trúng được mấy hôm liền, nhưng sau đó cá có vẻ chựng lại, hy vọng cá sẽ về nhiều vào con nước Rằm tháng Chín sắp đến. “Hôm trúng nước, trúng cá thì kiếm được trên 500.000 đồng, còn nếu thất thu thì cũng tầm 300.000 đồng – 400.000 đồng. Năm nay chủ yếu là cá linh chứ các loại cá khác ít lắm”, anh Dìa chia sẻ.
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Phóng viên Báo CAND ghi nhận việc đánh bắt thủy sản và những chia sẻ của ngư dân tại cánh đồng xã Phú Hội.
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ lú mang cá ra chợ Kinh Ruột bán -0
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ lú mang cá ra chợ Kinh Ruột bán -1
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Anh Nguyễn Văn Mía (SN 1983, ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội, huyện An Phú) trước đây đi làm thuê ở Đồng Nai nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên quyết định quay về quê nhà làm lại “nghề bà cậu”. Với 7 bầu lú (mỗi bầu 3 cái lú, đăng lưới bao bọc một vùng mặt nước trên đồng để dẫn dụ cá đi theo dòng nước chảy và hướng lưới đăng) mỗi ngày anh Mía kiếm được từ 400.000 đồng – 500.000 đồng để chăm lo cho 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học. “Mùa nước năm nay, con cá về nhiều hơn nên cũng phấn khởi, tuy nhiên về lâu dài chắc khó bám nghề vì nước về thất thường, năm trúng năm thất thì khó mần ăn”, anh Mía tâm sự.
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Ông Lâm Văn Tâm (SN 1981, ấp Phú Thuận, xã Phú Hội) làm thương lái tại chợ Kinh Ruột hơn 10 năm nay, vui vẻ: “Tùy ngày, có hôm được vài trăm ký, có hôm ít hơn. Ở đây, bà con đánh bắt được gì là mình mua nấy, cái nào không có lời thì vẫn nhận chở đi bán dùm bà con”.
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -2
Ông Đoàn Phú Trí, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hội cho biết, chợ cá Kinh Ruột hình thành và phát triển từ xưa đến nay đáp ứng nhu cầu giao thương, trao đổi hàng hóa vào mùa nước nổi. Chợ xuất hiện vào đầu mùa nước và kết thúc khi con nước trên đồng rút.
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -3
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -4
Toàn xã Phú Hội có 2.648 hộ dân, trong đó có khoảng 30-40 % làm nghề đánh bắt thủy sản vào mùa nước nổi. Hàng năm, Đảng ủy – UBND xã cũng phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện An Phú hỗ trợ những hộ khó khăn vay vốn để mua sắm phương tiện, ngư cụ đánh bắt. Công an xã cùng các đoàn thể cũng tuyên truyền, vận động bà con không sang đồng phía Campuchia đánh bắt thủy sản, cũng như không sử dụng các hình thức khai thác thủy sản tận diệt như xung điện, nổ mìn… đồng thời nâng cao ý thức phòng ngừa trộm cắp.

Theo ghi nhận tại chợ cá Kinh Ruột, cá linh có giá: 20.000 đồng – 30.000 đồng/ký; cá sóc sọc nhỏ: 30.000 đồng/ký; cá heo: 250.000 đồng/ký; cá chốt: 90.000 đồng/ký; cua đồng: 10.000 đồng/ký; tép rong: 50.000 đồng/ký; ốc bươu vàng: 1.000 đồng/ký;....

Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -1
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -0
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -1
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -2
Cùng ngư dân đầu nguồn ra đồng dỡ dớn mang ra chợ cá Kinh Ruột bán -4
Trần Lĩnh
.
.
.