Bóng đá Mỹ & giấc mơ có một Obama

Thứ Hai, 06/06/2016, 10:00
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa gây ra một cơn sốt tại Việt Nam. Ông chính là Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ và có thể coi là một biểu tượng thành công cho cái gọi là “giấc mơ Mỹ”.


Nhưng cũng chính tại nước Mỹ, ở một trò chơi được cho là dân chủ nhất thế giới, nơi giấc mơ dành cho tất cả như bóng đá thì vẫn tồn tại một rào cản rất lớn giữa cầu thủ da đen và da trắng.

Bóng đá chỉ dành cho người da trắng

Ông Doug Andreassen, Chủ tịch Ủy ban đa dạng bóng đá Mỹ tỏ ra quan ngại khi đánh giá sự hoạt động của hệ thống bóng đá của Mỹ. Theo Andreassen, hệ thống bóng đá của xứ cờ hoa đang tạo ra một sự bất bình đẳng khủng khiếp. “Hệ thống không phục vụ những cộng đồng yếu thế. Nó chỉ phục vụ những đứa trẻ da trắng”, Doug Andreassen nhận xét.

Vấn đề là tại sao lại xảy ra tình trạng này? Sở dĩ như vậy là ở Mỹ, hằng năm các gia đình phải chi tiêu hàng ngàn USD cho con được tập luyện và học bóng đá ở đẳng cấp cao.

Briana Scurry (áo số 1) là 1 thành viên hiếm hoi trong ĐT Mỹ vô địch World Cup 1999.

Các gia đình vẫn phải trả hàng ngàn đô la để con họ được du đấu tại các giải đấu xa xôi, mà thường ở đó chỉ có huấn luyện viên đại học đi xem giò cầu thủ bởi vì ngân sách tuyển dụng của họ là nhỏ.

Ngay cả đội bóng ở giải nhà nghề Mỹ cũng bị “mờ mắt” bởi tiền trong việc mở học viện của họ. Các nhà quản lý cho rằng việc thu học phí những người tham gia các học viện sẽ là một nguồn thu quan trọng đối với các CLB.

Điều này khiến cho hàng ngàn cầu thủ năng khiếu sinh trưởng trong những khu phố dành cho người Mỹ Latinh và người châu Phi nhập cư bị bỏ lại phía sau. Nên nhớ rằng, trên thế giới có vô số ngôi sao bóng đá đã trưởng thành từ những khu ổ chuột với giấc mơ thoát nghèo.

Nhưng ở Mỹ, con đường đi đến thành công lại thường được quyết định bởi phụ huynh của họ sẵn sàng viết những tấm séc có bao nhiêu con số 0.

Với một hệ thống vận hành như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi năm ngoái, đội tuyển bóng đá nữ lên ngôi vô địch World Cup với thành phần gần như chỉ gồm toàn cầu thủ da trắng.

Tương tự  như thế, thành phần đội tuyển Mỹ tham dự Copa America năm nay có 1/3 danh sách là những người không phải da trắng. Nhưng hầu hết trong số họ lại sinh trưởng ở nước ngoài, chứ không phải tại nước Mỹ.

Các tài năng của một số cầu thủ trẻ nhất của Mỹ đang bị ngạt thở bởi một quá trình không bao giờ cho phép họ được nhìn thấy. Có thể nói, nhiều tài năng trẻ của nước Mỹ đã bị “giết chết” bởi một quá trình không bao giờ cho phép họ vươn lên đỉnh cao. Nhưng vấn đề là có vẻ như người Mỹ lại chẳng muốn quan tâm đến thực trạng đáng buồn ấy.

Tại sao bóng đá không thể như bóng rổ, môn thể thao gần như không có sự ngăn cách nào về màu da hay giàu nghèo? Nhất là khi về lý thuyết để chơi bóng đá ở nước Mỹ rộng lớn thì vốn chẳng cần gì ngoài… một quả bóng.

Một phần tư thế kỷ từ khi bóng đá được ưa thích hơn tại Mỹ, môn thể thao này vẫn chưa phải dành cho tất cả. Các huấn luyện viên, tổ chức và những người ủng hộ nói rằng tình yêu của người Mỹ dành cho môn thể thao vua này là rất nhiều.

Đặc biệt là ở những người nhập cư từ Mexico, Trung và Nam Mỹ, nơi mà tình cảm dành cho bóng đá thậm chí có thể đã trở thành truyền thống gia đình. Nhưng việc tìm kiếm những trẻ em theo đuổi bóng đá thì không dễ.

Tiền đã tạo ra khoảng ngăn cách cứng giữa người giàu và người nghèo, biến môn thể thao này thành một đặc quyền của cộng đồng giàu có. Bởi chi phí dành cho bóng đá đã bị đẩy lên thái quá,  vượt quá khả năng đáp ứng của những cộng đồng có thu nhập thấp hơn.

"Tôi không nghĩ đó là phân biệt chủng tộc có hệ thống", Nick Lusson, Giám đốc NorCal Premier Soccer Foundation một tổ chức để phát triển bóng đá trong cộng đồng yếu thế của California nhận xét, "Nó chỉ đơn giản là một hệ thống đã được xây dựng thiếu hợp lý, bỏ quên sự bình đẳng".

Bao giờ có “một Obama” trong bóng đá Mỹ?

Ba năm trước, Roger Bennett của tổ chức Men in Blazers và Greg Kaplan, một Giáo sư kinh tế thuộc Đại học Chicago đã thiết kế một nghiên cứu về ảnh hưởng của sự chi trả đối với hệ thống bóng đá Mỹ.

Họ tiến hành so sánh các nền tảng kinh tế - xã hội của mỗi thành viên đội tuyển bóng đá quốc gia Mỹ trong giai đoạn 1993-2013 với mỗi ngôi sao trong đội hình NBA All Stars và các vận động viên đội tuyển NFL (bóng bầu dục) trong cùng thời kỳ.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các cầu thủ bóng đá thường đến từ các cộng đồng mà có bảng xếp hạng thu nhập, giáo dục và việc làm cao (hơn mức trung bình của Mỹ).

Trong khi đó, với bóng rổ và bóng bầu dục người chơi đến từ những nơi đó được xếp hạng thấp hơn mức trung bình. Có rất nhiều lý do dẫn đến sự chênh lệch này, nhưng hầu hết mọi thứ đều liên quan đến nhận thức và kinh tế. "Tôi, trung thực mà nói đã rất ngạc nhiên với sự ấn tượng của dữ liệu", Giáo sư Kaplan chia sẻ.

"Bóng đá có vẻ đang tiếp tục trở thành một môn thể thao ở ngoại ô, và dành cho người da trắng" - Briana Scurry, người đã giành World Cup của bóng đá phụ nữ vào năm 1999 với đội tuyển Mỹ, và được cho là cầu thủ nữ da đen nổi bật nhất của bóng đá Mỹ chua chát bình luận.

"Tôi chẳng thấy lý do gì để đội bóng của chúng tôi có ít [cầu thủ da đen] hơn Anh hay Pháp", Scurry nói. "Đơn giản là các hệ thống khác nhau và những người có quyền truy cập là những người có tiền".

Như một đứa trẻ lớn lên ở Minneapolis, Scurry yêu bóng rổ. Cô thừa nhận bóng rổ gần như đã là môn thể thao cô chọn để chơi ở trường đại học. Điều này chỉ thay đổi khi gia đình cô chuyển đến các vùng ngoại ô, và ở trường Briana được một giáo viên đưa ra tờ rơi quảng cáo cho một giải đấu bóng đá địa phương.

Đã có không có hoạt động như vậy ở nơi ở cũ của Briana. Những đứa trẻ ý tưởng thành phố buộc phải ra ngoại ô để chơi bóng đá là một ý tưởng quá lố bịch để xem xét.

Tất nhiên, người Mỹ muốn thay đổi bất cập ấy. Đấy là lí do Ủy ban đa dạng bóng đá Mỹ được ra đời. Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Mỹ Sunil Gulati khẳng định rằng ông tin là tổ chức của mình "đã thực hiện rất nhiều bước tiến dài. Hiện tại, có khá nhiều sáng kiến được áp dụng để biến bóng đá trở thành trò chơi của tất cả.

Ví dụ tại San Antonio, cựu thị trưởng Ed Garza, đã phát triển cái gọi là Học viện lãnh đạo bóng đá thành thị. Garza đã sử dụng bóng đá làm hoạt động chính cho các buổi sinh hoạt cộng đồng tương tự như ở vùng ngoại ô, nhưng với chi phí thấp nhất.

Những đứa trẻ da đen không có nhiều cơ hội chơi bóng như thế này tại các đô thị của Mỹ.

Theo Graza, sở dĩ ông đã chọn bóng đá làm nền tảng cho chương trình của mình vì thể thao như bóng đá và bóng rổ đã có một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ ở San Antonio, nhưng lại không có tổ chức nào đứng ra tổ chức cùng những gia đình nhập cư của thành phố. Ông nhìn thấy rất nhiều kỹ năng sẽ bị lãng phí.

"Đội thành phố của chúng tôi đã đánh bại các đội bóng ngoại ô", Garza nói: "Nếu trong nội thành của chúng tôi đã có một chương trình phát triển cầu thủ bóng đá? Bạn có thể tưởng tượng họ sẽ trở nên tốt hơn thế nào không, cả về mức độ kỹ năng cũng như sự thu hút quan tâm, chú ý của các tuyển trạch viên chuyên nghiệp và các trường đại học?”.

Andreassen và ủy ban đặc biệt của ông đã viết một đề nghị gửi đến Liên đoàn Bóng đá Mỹ. Ông muốn tạo ra một Học viện quốc gia về lãnh đạo bóng đá để cung cấp cho các nhà lãnh đạo trong các khu phố tương tự như Ed Garza tại San Antonio.

Các học viện sẽ được đặt tại vị trí trung tâm, với hy vọng nó sẽ được xây dựng thêm trên khắp đất nước và mục đích cuối cùng của nó là đào tạo để các hiệu trưởng địa phương, các mục sư, các huấn luyện viên hay bất kì ai quan tâm đến bóng đá sẽ biết làm thế nào để tổ chức các hoạt động bóng đá giống như ở nông thôn. Họ sẽ được dạy về việc gây quỹ và hồ sơ thuế và cho thuê sân.

Đó là cách những đứa trẻ nghèo sinh trưởng trong các khu ổ chuột tại thành thị cũng sẽ có cơ hội được chơi bóng.

Chủ tịch Gulati cho biết, ông đã đọc bản đề nghị của Andreassen và ông thấy rất nhiều đề xuất và rất nhiều ý tưởng. Mô hình trả tiền để chơi bóng không phải chỉ xuất hiện duy nhất ở Mỹ. Nó tồn tại ở nhiều quốc gia có truyền thống bóng đá.

Những gì gây nản lòng là chi phí bỏ ra cực lớn của hệ thống tại Mỹ, cũng như thực tế là Liên đoàn đã không thể phát triển được nhiều người chơi bóng trong các khu phố nội thành như ông muốn.

"Đây là một ưu tiên quan trọng. Hãy nhìn xem, chúng tôi đang trong một số cách để tạo ra nền tảng phát triển”, Gulati đánh giá. Gulati tự tin rằng trong 10 hoặc 15 năm bóng đá Mỹ sẽ được đa dạng hơn, và các bức tường phân chia giàu nghèo trong bóng đá sẽ dần được gỡ bỏ.

Nhưng cũng không nên quên rằng, chính ông cũng đã phải thừa nhận rằng: “Chúng tôi vẫn còn một quãng đường dài để đi”. Chắc chắn, sẽ rất lâu nữa, bóng đá Mỹ mới có được sự bình đẳng, có những cầu thủ da màu vươn tới đỉnh cao vinh quang, giống như Obama trong chính trị!

Tất Đức
.
.
.