Chào nước Mỹ kiểu Zlatan

Thứ Ba, 03/04/2018, 14:09
Ngay ở trận đấu đầu tiên ở nước Mỹ, Zlatan Ibrahimovich đã tạo ra một cơn chấn động. Trong một trận đấu được gọi là Derby của Los Angeles.


Một bàn thắng tuyệt đẹp ở cự li 40m, một cú đánh đầu ăn bàn ở phút bù giờ, cái cởi áo khoe cơ thể cường tráng như một gã trai hai mươi tuổi, hay những màn ăn mừng như thể Chúa giáng lâm xuống nước Mỹ, quả thực Zlatan đã gây bão. 

Trong suốt cả trận đấu ấy, các cổ động viên LA Galaxy đều hô vang, chúng tôi muốn Zlatan, và rồi sau đó lão tướng 37 tuổi đã không làm phụ lòng họ. 

Nước Mỹ là nguồn cội của những bộ phim Hollywood đình đám, Los Angeles là trụ sở của ngọn đồi vinh danh các diễn viên hàng đầu, và Ibra đã ra mắt "như phim". Lâu lắm rồi sân nhà của LA Galaxy mới chật kín khán giả. Sau cơn sốt Beckham năm 2007, thì có lẽ đây là một sự kiện chấn động khác với họ. 

Nếu như họ coi Beckham như là một người khai phá mảnh đất "vốn còn cằn cỗi bóng đá" như nước Mỹ, thì Zlatan, là người đốt cháy lại ngọn lửa vốn đang có dấu hiệu yếu đi tại MLS. 

Người dân Mỹ đã cảm thấy hụt hẫng vô cùng khi ĐTQG của họ không thể đến được World Cup, và họ nghi ngờ rằng giải đấu của mình "hóa ra" chỉ còn lại cái vỏ và không còn chất nữa. 

Nhưng Zlatan đến, dù đã ở tuổi 37 nhưng đẳng cấp của anh vẫn còn đó, bởi vốn Zlatan vẫn đang được tồn tại ở môi trường bóng đá đỉnh cao ở Manchester United, và cũng chỉ cách đó có nửa năm, anh vẫn là trụ cột của CLB. 

Lại nhắc đến những khán giả của LA, sau khi chia tay Beckham, họ cũng đã được làm quen với những ngôi sao khác như Ashley Cole hay Steven Gerrard, nhưng tất cả đều không đáp ứng được kì vọng, nhưng đến khi vụ nổ Zlatan xảy ra, thì họ hiểu rằng, cảm xúc bóng đá của họ đã thực sự sống dậy.

Zlatan cởi áo ăn mừng khi ghi bàn đầu tiên.

Ở đợt tập trung lần này, dù chỉ là một giải giao hữu, nhưng Giggs vẫn mang đến đây những con người xuất sắc nhất của bóng đá xứ Wales. Anh hiểu rằng cơ hội để đối đầu với những đội bóng như Uruguay là thước đo cũng như những bài test tuyệt vời để khẳng định năng lực chuyên môn của cựu huyền thoại Manchester United. 

Rất nhiều chuyên gia đã từng cười mỉa khi Ryan Giggs từ chối nhiều lời mời hấp dẫn làm HLV cho một vài CLB ở Anh để rồi phát biểu rằng: "Anh chỉ muốn tiếp tục công việc huấn luyện của mình ở một đội bóng có đẳng cấp cao". 

Tại sao các chuyên gia lại tỏ thái độ như vậy? Ai cũng biết Ryan Giggs là một cầu thủ xuất chúng tại Manchester United, nhưng sự nghiệp huấn luyện của anh thì phải xem lại. Giggs đã được cấp chứng chỉ hành nghề HLV của UEFA được gần 4 năm, nhưng xét về kinh nghiệm trên băng ghế chỉ đạo thì đó là một điều không đáng kể. 

Anh có 4 trận đấu ngồi ghế nóng của Man.Utd cuối mùa giải 2013/2014 sau khi ban lãnh đạo đội bóng sa thải David Moyes, để rồi sau đó, anh học việc Louisla Van Gaal với vai trò trợ lí số một trong ban huấn luyện, và sau đó rời đi khi Jose Mourinho bước đến.

Zlatan đến nước Mỹ vào những ngày cuối tháng 3, với hành trang là con số 0 tròn trĩnh về số trận đấu của năm 2018. Anh không có cơ hội ra sân ở MU, và tất nhiên cũng "đã nghỉ hưu ở màu áo đội tuyển quốc gia", người ta lo rằng Zlatan chưa thể bình phục 100% và đó là lí do để Man.Utd không kí tiếp hợp đồng với tiền đạo người Thụy Điển. 

Nhưng lo lắng là một chuyện, thể hiện tình yêu lại là một câu chuyện khác. Zlatan đến Mỹ vào buổi tối, nhưng vẫn có hàng trăm cổ động viên đến hẳn sân bay để chào đón anh. 

Họ ào lên xin chữ kí của Zlatan, chen chúc để được nắm áo anh, và thậm chí có những người đã khóc khi nhìn thấy Zlatan. Họ đã từng chào đón Beckham như thế, nhưng đó là khi, nước Mỹ gần như chưa có một ngôi sao bóng đá xuất chúng nào, còn bây giờ, họ vốn đã quen với viễn cảnh các ngôi sao đổ đến ồ ạt, thì việc Zlatan được tiếp đón như vậy, cũng cho thấy sự đặc biệt của cầu thủ này. 

Nếu như Beckham là hiện thân của điều gì đó đẹp đẽ, lịch lãm, hào nhoáng thì Zlatan lại quyến rũ tất cả bởi sự ngổ ngáo, ngông cuồng, và quan trọng là tài năng có thể mang đến những điều kì diệu. 

"Giành 33 danh hiệu trong những năm thi đấu ở châu Âu, khoác áo nhiều câu lạc bộ danh tiếng và thi đấu cùng các cầu thủ hàng đầu thế giới, tôi muốn đến Mỹ để giành chiến thắng. 

Tôi chọn LA Galaxy để thực hiện mục tiêu. Hy vọng mọi người thích các trận đấu có sự góp mặt của tôi", một lời phát biểu đầy tự cao rất quen thuộc của Ibra, nhưng cho thấy anh đến đây không chỉ để ăn lương 1,2 triệu euro/năm. Anh đến đây để chiến đấu và chiến thắng, giống như cách Ibra vẫn thường làm trong gần hai chục năm qua.

Zlatan ăn mừng bàn thắng ấn định tỉ số 4-3 cho LA Galaxy.

Trong buổi họp báo ra mắt CLB, Ibra cũng tiết lộ rằng lẽ ra anh đã gia nhập LA Galaxy cách đây 2 năm, trước khi đầu quân cho Man.Utd, nhưng có lẽ, tiếng gọi từ ông thầy khiến Ibra kính trọng nhất đã khiến Ibra không thể cầm lòng. 

CĐV LA Galaxy nghe thấy điều ấy mà thêm phần tiếc nuối, bởi nếu như Ibra đến đây sớm hơn, ở tuổi 35 thì có lẽ, anh sẽ còn mang đến cho họ những điều kì diệu hơn. 

Còn với bản thân của Ibra, sau hai năm, anh mất nhiều hơn được, nhất là về thu nhập. Ibra sẽ thi đấu dưới màu áo LA Galaxy theo bản hợp đồng có thời hạn 2 năm. 

Mức lương của tiền đạo người Thụy Điển nhận được ở đội bóng mới là 1,2 triệu euro/năm, kém xa với mức 21,8 triệu euro/năm tại sân Old Trafford. Điều này đồng nghĩa, Ibra đã chấp nhận giảm 95% lương. Đó là một sự hy sinh của Ibra, đúng theo cá tính của anh, và có lẽ, đây là một món hời dành cho ban lãnh đạo của CLB.

Hãy trở lại với diễn biến trận đấu, phút 71, Zlatan vào sân với áo số 9 quen thuộc, CĐV LA Galaxy như thỏa mãn công sức bỏ ra của ngày hôm đó, nhưng giới chuyên môn và những CĐV trung lập thì không tin rằng Ibra sẽ tỏa sáng ngay lập tức. 

Nhưng vận may đã ngay lập tức đến, phút 73, đồng đội của Ibra là Pontius đã rút ngắn tỉ số xuống còn 2-3, và chỉ 3 phút sau, Ibra đã tung ra một cú demi-volley hiểm hóc khi nhận thấy thủ môn của đối phương lên hơi cao. 

Đó là một bàn thắng gợi lại cú móc bóng kinh điển Ibra từng tạo ra với Joe Hart của đội tuyển Anh, nó cho thấy kĩ thuật thượng thừa, khả năng quan sát siêu hạng và sự tự tin chỉ có ở một ngôi sao. 

Khán đài dậy sóng, Ibra lột áo ăn mừng, đó là một cảm giác người hâm mộ chờ đợi, không chỉ là một ngôi sao biết ghi bàn, anh ấy còn mang đến cảm xúc. 

Để rồi những giây cuối cùng của trận đấu, Ibra đón đường tạt bóng xuất sắc của Ashley Cole, để hoàn tất cú ngược dòng kinh điển, chỉ có lần này là lần thứ hai trong lịch sử MLS. 

Các bình luận Mỹ gào thét, dùng hàng loạt những mỹ từ để diễn tả về sự xuất sắc của Ibra, còn ở trên khán đài, CĐV Mỹ ngây ngất, bóng đá tại Los Angeles, đã đẹp trở lại. Ibra đã trả lời sau trận đấu: "Họ thúc đẩy tôi và tôi đền đáp lại". Đúng là "Người đặc biệt, thì luôn biết cách mở màn đặc biệt", Ibra đã chào nước Mỹ đúng kiểu "Một siêu sao".

Ibra thường ghi bàn trong ngày ra mắt

Ibra là cầu thủ thường rất có duyên ở những ngày ra mắt các CLB mới. Trong trận đầu khoác áo PSG, anh lập cú đúp giúp đội nhà thoát thua trước Lorient. Hè 2016, anh ra mắt M.U bằng cú đánh đầu ấn định chiến thắng 2-1 trước Leicester ở trận tranh Community Shield. 

"Mỗi khi đến một đội bóng mới, tôi thường ghi bàn ngay trận ra mắt chính thức, vì thế lần này tôi không thể để mọi người thất vọng", Ibra quả quyết: "Tôi phải ghi bàn". Có người bảo số phận của Ibra may mắn, nhưng quả thực với một cầu thủ, nếu không có được đẳng cấp vượt trội, và sự tự tin cao độ, Ibra sẽ không khởi đầu thuận lợi đến như vậy.

Zlatan và sự thiếu sót

Khởi nghiệp từ đội bóng quê nhà Malmo, Ibrahimovic sau đó đã thi đấu cho một loạt những đội bóng danh tiếng khắp châu Âu như Ajax, Juventus, Inter Milan, AC Milan, Barcelona, PSG, và M.U, và ghi 423 bàn sau 731 trận. 

Anh cũng đang là chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử đội tuyển Thụy Điển với 62 bàn sau 116 trận. Nhưng trong suốt sự nghiệp đỉnh cao đáng mơ ước của Zlatan có một điểm trừ, đó là anh chưa từng lên ngôi ở đấu trường Champions League. 

Người ta nói Zlatan vô duyên với điều đó, anh vừa chuyển từ Inter đến Barca, Inter Milan vô địch Champions League, anh chuyển từ Barca về AC Milan thì Barcelona lại vô địch Champions League, nhưng cũng có những người lại cho rằng anh không đủ bản lĩnh ở đấu trường này. Đến bây giờ thì đã có thể kết luận, Zlatan mãi thiếu Champions League sau khi anh đã đến Mỹ dưỡng già.

Hoàng Anh Quân


Hoàng Anh Quân
.
.
.