Hoa hậu Việt Nam: Khi thí sinh "bỏ của chạy lấy người"

Thứ Sáu, 26/12/2014, 15:30
Có vô vàn lý do khiến cho cuộc thi tìm kiếm nhan sắc lâu năm, có quy mô cũng như uy tín bậc nhất về tìm kiếm người đẹp - cuộc thi Hoa hậu Việt Nam ngày càng trở nên nhạt nhẽo. Một trong những lý do đó là vì nó có quá nhiều scandal.

Và trong vô vàn scandal đó, thì việc ngày càng xuất hiện nhiều thí sinh bỏ thi ngang chừng, dù đó là những gương mặt sáng giá, được nhiều kỳ vọng, là bởi bản thân họ không thể ngờ đến việc, dù chưa là hoa hậu nhưng đã rước vào thân hàng tá những thị phi và điều tiếng. Không chịu được sức ép dư luận, trước những điều gian dối, khuất tất mà họ tưởng là che mắt được thiên hạ, cuối cùng, các thí sinh đành lựa chọn giải pháp không mong muốn, đó là từ bỏ cuộc chơi để giữ lại chút danh dự vớt vát cho bản thân.

Điu không th ng

Có lẽ, khi đăng ký tham gia cuộc thi hoa hậu, hầu hết những thí sinh bỏ thi đều nghĩ rằng, thông tin cá nhân của mình sẽ bưng bít tuyệt đối với ban giám khảo và công chúng. Chính vì thế, họ đã qua mặt các cơ quan chức năng tự tin nộp hồ sơ và hào hứng thể hiện mình, với tham vọng sẽ được đội lên đầu chiếc vương miện, giúp họ thay đổi số phận, biến một người từ vô danh trở thành đại diện cho vẻ đẹp phụ nữ cả một quốc gia.

Nhưng thói đời, cái kim giấu trong bọc còn có lúc lòi ra, huống hồ lai lịch nguồn gốc của  một con người, đâu phải muốn giấu hay che đậy là được. Thí sinh có thể qua mặt được ban tổ chức cuộc thi, khi ban tổ chức sơ sảy hay làm ăn tắc trách, chứ sao bịt mồm, bịt mắt được những người sống xung quanh mình, nhất là thời mà xã hội liên kết và tác động với nhau bằng mạng xã hội. Và đây chính là nguyên nhân vạch trần sự thật của rất nhiều thí sinh, khiến họ buộc phải dừng cuộc chơi, cho dù đích đến đang gần kề trước mắt.

Được tổ chức lần đầu từ năm 1988, đến nay cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đã đi được một chặng đường dài 26 năm, cuộc thi đã góp phần thay đổi số phận của không biết bao nhiêu cô gái đến từ khắp các vùng miền trong cả nước, chính vì thế, nó trở thành cuộc thi hấp dẫn và uy tín nhất trong các cuộc thi tìm kiếm nhan sắc hiện nay. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt, khoảng 10 năm trở lại đây, khi các cuộc tìm kiếm nhan sắc mọc lên như nấm sau mưa, đời sống của người đẹp bước ra từ cuộc thi song hành với tốc độ phát triển của môi trường giải trí showbiz thì cũng là lúc người ta nhận ra sự tụt dốc thảm hại về uy tín của cuộc thi này. Sự cạnh tranh để bước lên ngôi cao nhất của các thí sinh nhuốm màu sắc ly kỳ và khó nhằn, nếu không muốn nói là khốc liệt.

Phạm Mỹ Linh, ứng viên sáng giá của cuộc thi Hoa hậu 2014.

Danh sách ni dài thí sinh dng cuc chơi

"Đầu xuôi đuôi lọt", dường như là câu nói không đúng đối với cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, bởi những năm đầu, các cuộc thi được diễn ra khá êm đẹp, thì chỉ vài kỳ tổ chức sau đó, ban tổ chức lẫn thí sinh của cuộc thi này không gây ồn ào vì chuyện này, thì cũng có thị phi ở chuyện kia. Hậu trường cuộc thi luôn có những thông tin "hấp dẫn" rò rỉ, khiến cho công chúng tha hồ mà suy đoán. Và một trong những lý do khiến cho cuộc thi trở nên "hấp dẫn" chính là những màn tố cáo đến từ các thí sinh trong cuộc chơi, nó được hiểu như cuộc chiến thanh trừng lật đổ lẫn nhau để tiến tới ngôi vương. Những chiêu trò mà thí sinh ưa dùng để tố cáo lẫn nhau thường thiên về bí mật đời tư hay đã phẫu thuật thẩm mỹ, một điều khoản tối kỵ khi đến với cuộc thi này.

Nếu cuộc thi đầu tiên diễn ra năm 1988 với sự lên ngôi của Hoa hậu tài năng Bùi Bích Phương được cho là êm đẹp, thì đến năm 1992, tức là 4 năm sau, cuộc thi tiếp tục tái diễn với tên gọi Hoa hậu toàn quốc vẫn do Báo Tiền Phong tổ chức diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, thì việc thí sinh Đ.X.M. buộc phải dừng cuộc chơi dù được đánh giá là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị hoa hậu được coi là gây chấn động đối với công chúng. Xét ở khía cạnh nào đó, Đ.X.M. được đánh giá đẹp hơn và rực rỡ hơn cả Hoa hậu Hà Kiều Anh, nhưng gần đêm chung kết, không biết từ đâu, Đ.X.M. bị tố cáo là đã có con, buộc ban tổ chức phải vào cuộc điều tra. Sau khi xác minh, Đ.X.M. đã có một đứa con 3 tuổi, đang gửi cho một người bà con nuôi, thí sinh này đã buộc phải dừng cuộc thi ngay sau đó trong sự tiếc nuối của nhiều người, nhường lại ngôi vị cho người đẹp Hà Kiều Anh.

Câu chuyện thêm một lần nữa lặp lại vào năm 2012, năm mà Hoa hậu Đặng Thu Thảo lên ngôi. Trong cuộc thi này, một ứng viên sáng giá không kém Đặng Thu Thảo - đó chính là Vương Thu Phương. Ngay từ ngày đầu tiên diễn ra vòng chung kết, một email đã được gửi vào hộp thư của ban tổ chức với những hình ảnh, nội dung tố cáo cô từng tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên, do BTC quá chủ quan vào lời cam kết của Thu Phương nên cô vẫn được tiếp tục tham gia. Tuy nhiên, gần đêm chung kết, bộ ảnh cưới của Vương Thu Phương bị rò rỉ, tràn lan trên khắp các trang mạng khiến sự thật về cuộc hôn nhân của cô bị lật tẩy. Người đẹp buộc phải dừng cuộc chơi, khép lại giấc mơ trở thành Hoa hậu Việt Nam trong tiếc nuối của nhiều người. Sau sự cố này, Vương Thu Phương dè dặt, thậm chí không xuất hiện trước truyền thông. Hiện tại người đẹp làm gì, sống ở đâu, với ai cũng là một câu hỏi lớn đối với công chúng.

Người đẹp Vương Thu Phương.

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 đang vào giai đoạn nước rút, 40 ứng viên sáng giá nhất đang tập trung chuẩn bị tốt nhất cho đêm chung kết. Nhưng, những ngày qua, dư luận lại thêm một lần nữa xôn xao trước câu chuyện bỏ thi của một thí sinh được đánh giá cao, thí sinh Phạm Mỹ Linh. Phạm Mỹ Linh được đánh giá cao nhờ sở hữu vẻ đẹp ưa nhìn, đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân.

Trước khi top 40 thí sinh lên đường đến huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang để bắt đầu các hoạt động của vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam 2014, Phạm Mỹ Linh đã bất ngờ viết đơn xin bỏ cuộc thi. Lý do là vì trước đó, thông tin cô từng phẫu thuật thẩm mỹ bị rò rỉ gây xôn xao dư luận. Thậm chí để đi đến tận cùng sự thật, có hẳn một fanpage được lập ra nhằm tố cáo và buộc tội Mỹ Linh, yêu cầu thí sinh này dừng cuộc thi vì đã gian dối. Để xác minh các cáo buộc, ban tổ chức cuộc thi đã làm việc với thí sinh, đưa người đẹp đi chụp X-quang và chuẩn bị lập hội đồng giám định. Tuy nhiên, khi việc chưa được thực hiện thì do không chịu được áp lực nặng nề từ thông tin và dư luận, Phạm Mỹ Linh đã quyết định viết đơn xin rút khỏi cuộc thi.

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, không chỉ có Mỹ Linh dừng thi, bên cạnh cô còn có thí sinh Huỳnh Thị Thùy Vân (sinh viên hệ Cao đẳng - Đại học FPT) cũng gửi đơn xin không tiếp tục tham dự với lý do đưa ra là sức khỏe không bảo đảm, không thể tham dự được toàn bộ chương trình của vòng chung kết.

Vương Thu Phương, ứng viên hoa hậu 2012 cũng phải bỏ thi vì những bức hình cưới bị lọt ra ngoài.

Trách nhim thuc v ai?

Từ những sự việc trên, câu hỏi đặt ra là, việc bỏ sót thông tin về thí sinh, lỗi này thuộc về ai? Ai đã làm một cuộc thi uy tín, được mong đợi trở nên kém hấp dẫn?

Việc công chúng không còn đặt nhiều niềm tin vào những cuộc thi này có phải là sự trả giá cần thiết đối với những người tổ chức ra nó. Còn thí sinh, kể cả khi họ đoạt giải cao nhất, nhưng khi tới đấu trường quốc tế, nhan sắc của Hoa hậu Việt Nam vẫn bị bỏ quên đâu đó, có khi nào nguyên nhân cũng bởi, họ bước ra từ một cuộc thi với đầy rẫy sự cẩu thả và tắc trách. 

.
.
.