Khi nghệ thuật bị ném đá - đương đầu hay bỏ trốn?

Thứ Sáu, 07/11/2014, 17:30

Với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì mỗi dự án nghệ thuật lớn khi được đưa đến với công chúng đều nhận được những sự hưởng ứng hoặc quan tâm lớn. Thế nhưng, không hẳn ai cũng hiểu được trách nhiệm của những dự án như thế cần phải được quan tâm "đến đầu đến đũa" để những người tham gia không bị thiệt thòi, hoặc ít nhất số đông không cảm thấy tiền đóng thuế bị bỏ phí.

S "cu vt" ca mt doanh nghip tư nhân vi phim triu đô

"Sau khi gây xôn xao dư luận vì ra rạp dịp 2/9 nhưng không bán nổi vé, “Sống cùng lịch sử” của đạo diễn Thanh Vân sẽ trở lại hai hệ thống rạp chiếu tại Hà Nội là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và CGV Vincom trong chương trình chiếu phim miễn phí nhân kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014). Phim được chiếu trong khung giờ 17h30 đến 19h16 hằng ngày từ 8/10 đến 12/10 và vé được phát miễn phí tại quầy. Đây là một trong ba bộ phim được lựa chọn trình chiếu trong Tuần phim kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

“Sống cùng lịch sử” là câu chuyện của nhóm bạn trẻ Lâm, Nga, Tùng, trong một chuyến du lịch về Điện Biên đã tình cờ được sống lại những giây phút hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Sau những giờ phút chứng kiến và hòa mình vào thế hệ đi trước - những tấm gương sẵn sàng hy sinh thân mình vì lý tưởng của đất nước - ba bạn trẻ đã rút ra được những bài học cho riêng mình. “Sống cùng lịch sử” dịp 2/9 khi chiếu ở Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng tại Hà Nội, các nhà quản lý hai hệ thống rạp này đã liên tục phải hủy các buổi chiếu vì lượng khán giả tới xem quá ít người.

Trên đây là thông tin "nóng" nhất được gửi tới tất cả các phóng viên văn hoá văn nghệ tại Việt Nam để thông báo về "số phận" của bộ phim "tiền tỉ". Tuy nhiên, nói một cách tích cực thì: Có còn hơn không. Khán giả còn được xem miễn phí tức là bộ phim còn đến được với khán giả, dù ít dù nhiều thì bộ phim cũng làm tròn được trách nhiệm - sứ mệnh tuyên truyền của nó.

Thế nhưng, động thái của những người trong cuộc chỉ đơn thuần là lên báo kể lể, ca thán và thất vọng về gu xem phim của số đông mà quên mất trách nhiệm đầu tiên và trước nhất thuộc về mình, khi chọn một cách tiếp cận khán giả đã không còn phù hợp. Hơn ai hết, những người làm phim phải ý thức được rằng, quyền lựa chọn bây giờ thuộc về khán giả chứ không phải là về phía họ với tâm lí "chiếu gì xem nấy" như vài chục năm về trước.

Việc bộ phim trở lại rạp chiếu trong dịp 10/10 này trong một chương trình chiếu phim miễn phí tạo cơ hội để khán giả có thể thẩm định chất lượng của bộ phim lịch sử được Nhà nước đầu tư lớn.

Câu nói "Không có lửa làm sao có khói" có lẽ cũng cần được lưu ý trong trường hợp này, bởi có lẽ khán giả Việt cũng đã quá chán với những bộ phim làm về lịch sử nhưng giáo điều, khô cứng, thiếu tính hấp dẫn - điều mà những bộ phim với mục đích tương tự của các nền điện ảnh khác làm vẫn rất tốt và vẫn là những "bom tấn" phòng vé với doanh thu khủng. Khâu quảng bá phim kém, thiếu chiến lược PR được cho là lý do chính dẫn đến thất bại về doanh thu cũng như hiệu ứng của “Sống cùng lịch sử”.

Cá nhân cũng là b mt ca chương trình

Những ngày vừa qua, sự kiện khách mời Trác Thuý Miêu chê tơi tả ca khúc “Anh Ba Khía” của ca sỹ Đan Trường trong đêm liveshow "Bài hát yêu thích" tháng 10.2014 được quan tâm một cách khá đặc biệt. Một bên là những khán giả của chương trình, đồng thời là fans của Đan Trường và một bên là chính những người bị chê: Đan Trường và bầu show Hoàng Tuấn "Thaso".

Ca sĩ Đan Trường hát bài “Anh Ba Khía”.

Trong một động thái có biểu cảm "bị tổn thương", ông bầu của Đan Trường là Hoàng Tuấn đã đăng đàn trên Facebook của mình để trích đăng những ý kiến cá nhân của các nhạc sĩ, cũng như thành viên BTC mà không thông qua ý kiến của họ (đơn cử là nhạc sĩ Huy Tuấn) để thanh minh hộ “gà nhà” rằng Đan Trường hát rất hay ca khúc đó. Tất nhiên, bị trích dẫn mà không được hỏi ý kiến trước khiến nhạc sĩ Huy Tuấn - với vai trò Giám đốc âm nhạc của chương trình "Bài hát yêu thích" - đã nổi giận và mắng xéo trên Facebook. Ở đây có thể thấy rõ hai thái cực của tình cảm cũng như trách nhiệm.

Một bên là nhạc sĩ Huy Tuấn với việc bày tỏ rõ thái độ như một lời tuyên chiến với những phóng viên chuyên đi săn tin từ Facebook của nghệ sỹ để viết báo. Huy Tuấn muốn rằng, mỗi lời trích đăng ý kiến của anh phải là một cuộc trao đổi trực tiếp, chứ không phải là việc đi sao chép từ những cảm xúc cá nhân của người khác rồi tự kết luận thành một câu chuyện khác mang tính chất suy diễn.

Ở phía ngược lại, Hoàng Tuấn lại đang bày tỏ thái độ một cách vô lí với trách nhiệm của một người làm quản lí cho ngôi sao. Đan Trường không phải là một ca sĩ mới vào nghề để những động thái thanh minh đó là cần thiết. Gần 20 năm đứng trên sân khấu chuyên nghiệp từ nước ngoài đến trong nước, hơn ai hết, Đan Trường và cộng sự nên hiểu rằng, anh có một đối tượng khán giả riêng và những người không ưa giọng hát cũng như phần trình bày của anh không có nghĩa họ là kẻ thù. Gu nghe nhạc mỗi người mỗi khác và phần nhận xét của Trác Thuý Miêu đơn giản là dựa trên kiến văn, nhận thức và gu âm nhạc của một người nhận lời làm khách mời bình luận. Nên nhớ, vai trò của khách mời bình luận khác với vai trò của giám khảo. Và sự sống còn của một ca khúc không dựa vào những bình luận của một khách mới, nhất là khi Hoàng Tuấn đã từng không ít lần tuyên bố fan của Đan Trường đông nhất Việt Nam. Sự tự tin của một người ca sĩ - nghệ sĩ là nên biết cách tiếp thu những ý kiến khen chê từ nhiều tầng lớp người trong xã hội, chứ không phải nghe chê là nhảy đổng lên và thanh minh. Điều đó cho thấy họ thiếu tự tin vào phần biểu diễn của mình mà thôi. Hãy tập trung trách nhiệm vào đối tượng khán giả của ca - nghệ sĩ đó hơn là bới móc và trách người khác.

Trác Thúy Miêu “chặt chém” đạo diễn Lê Hoàng.

Về phần mình, BTC chương trình "Bài hát yêu thích" cũng "im thin thít và lặn mất tăm" trước những phản ứng dữ dội của đám đông vì chuyện "thần tượng" của họ bị động chạm. Phản ứng "chạm nọc" của đám đông là có thể thông cảm được, nhưng phản ứng thờ ơ của BTC là một điều khó hiểu, bởi suy cho cùng, phát ngôn của khách mời là sự lựa chọn của BTC. Hơn nữa, những phát ngôn của Trác Thuý Miêu ít nhiều cũng khiến chương trình được quan tâm hơn.

Điểm lại thông tin thì rõ ràng "Bài hát yêu thích" thường được nhớ bởi những câu chuyện tiêu cực, chẳng hạn kết quả bình chọn không minh bạch, những luật lệ rối rắm khó hiểu. Bỗng dưng từ đâu trên trời rơi xuống một khách mời bình luận với những nhận xét sắc sảo và không ngại bày tỏ ý kiến cá nhân khiến BTC cảm thấy mừng rỡ bởi chương trình có thêm đề tài được quan tâm. Nói rằng Trác Thuý Miêu đang cứu một chương trình nhạt nhẽo cũng không có gì là quá.

Tuy nhiên, trong một môi trường làm nghề còn lắm sự nhầm lẫn giữa vai trò, giá trị như Việt Nam thì việc "phủi trách nhiệm" cũng vẫn còn xảy ra khá thường xuyên. Vậy nên mới cần lắm những động thái như nhạc sỹ Huy Tuấn và đạo diễn Việt Tú đã làm với Trác Thuý Miêu khi muốn đứng ra bảo vệ chị. Bởi nói gì đi nữa thì khách mời như Trác Thúy Miêu đã dùng tên tuổi của họ đặt cược vào chương trình, đưa ra những phương án "không nhàm chán" cho một chương trình đã cũ.

Kết

Hai câu chuyện về sự đối diện với dư luận, của hai êkíp thực hiện các sản phẩm nghệ thuật, cho thấy hai ứng xử khác biệt. Chừng nào mà người nghệ sĩ nào cũng có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với từng sản phẩm, phát ngôn thì chừng đó khán giả nước nhà mới cảm thấy hân hoan với số tiền họ bỏ ra mua vé xem phim hoặc dành thời gian để xem truyền hình.

Nếu ngày đó đến, tức là có niềm hi vọng lớn vào sự phát triển của gu thưởng thức nghệ thuật trong đại chúng...

Đức Thành
.
.
.