Người giữ lửa dân ca

Thứ Tư, 31/08/2016, 11:57
“Chỉ có sống trong cộng đồng, thì dân ca ví, dặm mới được bảo tồn và phát triển bền vững” cách nghĩ, cách làm ấy của NSND Hồng Lựu góp phần phát triển dân ca trong cộng đồng. Và chị trở thành một người nổi bật trong phong trào giữ lửa dân ca xứ Nghệ.

“Ngái ngôi chi mà anh nỏ về/ Hay là anh chê quê em nghèo đói/ Hay là anh chê em vụng về câu nói/ Đất Thanh Chương nhút mặn chua cà…”

Sinh ra từ miền quê nghèo nhút mặn chua cà ấy Hồng Lựu cả đời đăm đắm vớ́i nhữ̃ng làn điệu dân ca ví, giặm. Những làn điệu ấy ngấm trong người nghệ sĩ, thổi, bật ra thành công…

Hồng Lựu- một trong những nghệ sỹ xuất sắc của Nhà hát dân ca, một tên tuổi được yêu khán giả cả nước quan tâm, yêu mến. Dù vào vai chính hay phụ, đào thương hay đào lệch, Hoàng hậu, Công chúa hay cô gái quê mùa… chị đều để lại những dấu ấn đặc biệt nơi khán giả.

Ở thể loại kịch hát ví giặm, một thể loại nghệ thuật sáng tạo trên cơ sở làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh, Hồng Lựu là một nghệ sĩ tiên phong, đi đầu, có rất nhiều đóng góp đáng giá. Mỗi vai diễn vớ́i chị là sự trải nghiệm, không lặp lại chính mình, thuyết phục đồng nghiệp và khán giả.

Đạt được những thành công ấy, người nghệ sĩ dân ca này lăn lộn bao năm dài lao động nghệ thuật. Nhữ̃ng năm đầu biết bao khó khăn vất vả, Cuộc sống thiếu thốn, phải thường xuyên đi diễn xa, phục vụ nhân dân vùng sâu vùng xa, dù nhiều đêm diễn ở tuyến huyện chỉ bán đượ̣c vài chục vé.

Nhữnng năm ấy, thu nhập thấp, con cái còn nhỏ phải bồng bế con theo chồng về Hà Tĩnh, nhưng Hồng Lựu vẫn thu xếp theo đoàn đi diễn. Tỉnh nghèo mớ́i chia tách, cơ sở vật chất của ngành văn hóa thiếu thốn trăm bề, người nghệ sĩ khó khăn bội phần.

Trong hoàn cảnh như vậy, để duy trì cuộc sống gia đình, lo cho các con, Hồng Lự̣u phải làm đủ nghề như chạy chợ, bán cháo, thêu may để trang trải cuộc sống.

Sau những lam lũ đời thường, mỗi lần bước lên sân khấu là mỗi lần Hồng Lựu lại được sống trọn vẹn với niềm đam mê của mình.  Tiế́ng hát dân ca ngọt ngào Hồng Lự̣u được khán giả yêu thích, khi trên sân khấu, lúc ở giữa sân đình, thậm chí có lúc ngay trên cánh đồng phục vụ bà con cô bác nông dân.

Dù ở trong hoàn cảnh nào Hồng Lự̣u cũng luôn hát dân ca bằng hồn cốt, niềm yêu mến và say mê đặc biệt của một người nghệ sỹ. Hồng Lựu có một cách hát dân ca riêng biệt, rất khó trộn lẫn. Chỉ cần nghe tiếng hát, là khán giả đã có thể nhận ra người nghệ sĩ.

Khi cuộc sống dần ổn định, Hồng Lựu chuyển về Nhà hát dân ca Nghệ An. Thời điểm đó, dân ca ví, giặm đã đượ̣c quan tâm nhiều hơn. Cùng với dàn nghệ sỹ dân ca tài năng, Hồng Lựu mang ví, giặ̣m đến các vùng miền trong cả nước và hải đảo xa xôi để phục vụ đồng bào, chiến sĩ.

Trước nhu cầu truyền nghề cho các nghệ sĩ trẻ, Hồng Lựu đi học đạo diễn và trở thành nữ đạo diễn tâm huyết của đoàn. Ở vai trò đạo diễn, những gì chị thể hiện qua nhiều vở diễn thành công chứng minh một người nghệ sĩ tài năng, luôn hết lòng với thế hệ đàn em, một người giữ lửa di sản dân ca xứ Nghệ.

Ngoài thể hiện xuất sắ́c các vai diễn, Hồng Lựu còn tham gia sáng tác, biên tập, chuyển thể kịch bản dân ca, dàn dự̣ng các vở̉ diễn, chương trình nghệ thuật. Không chỉ làm một nghệ sỹ biểu diễn, đạo diễn…

Hồng Lự̣u còn là một trong những người tiên phong đề xướ́ng chương trình phát triển dân ca rộng rãi trong cộng đồng. Chị cũng là người trự̣c tiếp sưu tầm, tìm các làn điệu dễ hát, phù hợp với lứa tuổi học sinh, lồng ghép kiến thứ́c ở̉ bài dạy trong môn sử, môn văn trên lớp của học sinh để chuyển thành các làn điệu dân ca.

Kết hợp âm nhạc với kiến thức, mục tiêu của Hồng Lựu là chống lại sự nhàm chán cho các môn học lịch sử, mang đến sự hào hứng mới cho các em. Không chỉ dạy hát dân ca trong các trườ̀ng học, Hồng Lựu còn thường xuyên dạy hát dân ca trên sóng truyền hình Nghệ An.

Đến nay tại nhiều trường học, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thành lập được một mạng lướ́i các câu lạc bộ hát dân ca rộng khắ́p.

Khi có chủ trương làm hồ sơ để trình UNESCO công nhận dân ca Ví, Giặm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Hồng Lự̣u lại xông xáo cùng đồng nghiệp rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, từ̀ thôn giã tới các miền núi gần xa để sưu tầm, tập hợp những gì là gốc gác, là truyền thống của kho tàng nghệ thuật dân ca Ví, Giặm làm tăng thêm sứ́c nặ̣ng hồ sơ một di sản.

Giây phút tiếng chuông của UNESCO vang lên chính thứ́c thông báo Ví, Giặ̣m đã chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, là lúc niềm vui sướ́ng vỡ̃ òa, Hồng Lự̣u đã nghẹn ngào nước mắ́t. Chị xúc động kể lại: “Khi nớ tui nghẹn muốn ngất luôn nỏ nói được chi nựa, nước mắt cứ trào ra, cả ngày hôm sau vẫn cứ́ lâng lâng trong con ngài, nỏ muốn ăn uống chi cả nạ…”

Hơn 30 năm đứng trên sân khấu vớ́i hơn 60 vai diễn, 8 lần tham gia Liên hoan Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, chị đã gặ̣t hái đượ̣c 8 Huy chương Vàng và 3 giải nghệ sỹ xuất sắ́c.

Với những cống hiến lớ́n lao cho nghệ thuật và sự nghiệp phát triển dân ca Xứ Nghệ. Ngày 27/4/2012, Hồng Lự̣u đã vinh dự̣ đượ̣c Chủ tịch nước ký Quyết định số 533/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân” một danh hiệu cao quý, một sự ghi nhận xứng đáng dành cho người nghệ sỹ đã có nhiều đóng góp quý báu cho dân ca.

Giờ đây, NSND Hồng Lự̣u là Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, ngoài công việc của chị là quản lý, Hồng Lựu vẫn đều đặn vào vai trên sân khấu trong các trương trình biểu diễn.

Hồng Lự̣u vẫn luôn trăn trở̉ vớ́i ướ́c nguyện làm sao để dân ca Ví, Giặm lan tỏa và ngày càng ăn sâu bám rễ trong cộng đồng. Chính vì thế chị luôn xông xáo lăn lộn vớ́i phong trào và hàng ngày trực tiếp giảng dạy dân ca cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối vớ́i thế hệ trẻ trong các trường họ̣c.

Chị nói: “Không chỉ dạy cho thế hệ trẻ cách hát dân ca sao cho đúng, cho hay mà hơn hết là hình thành ý thứ́c bảo tồn và phát huy dân ca xứ Nghệ trong thế hệ tương lai. Chỉ có sống trong cộng đồng, thì dân ca Ví, Dặ̣m mớ́i được bảo tồn và phát triển bền vữ̃ng, nhưng để làm được điều đó thì ngườ̀i nghệ sỹ phải biết cách thổi hồn đam mê cho thế hệ trẻ. Muốn thế hệ trẻ đam mê dân ca thì người truyền dạy cũng phải là ngườ̀i thật sự̣ có niềm đam mê.

Để làm được như thế rất cần có sự quan tâm của lãnh đạo, của các cấp các ngành và các tổ chức cũng như cộng đồng , để giá trị di sản quý báu đó được lan tỏa không chỉ ở Việt Nam mà còn là của chung nhân loại.”

Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Hồng Lựu sinh năm 1967 tại thôn Đông Thượng xã Đồng Văn huyện Thanh Chương - Nghệ An trong một gia đình có truyền thống hát dân ca. Từ nhỏ, Hồng Lựu đã đam mê và tỏ rõ năng khiếu ca hát. Lên 4 tuổi cô bé Lự̣u đã mạnh dạn bước lên sân khấu, trướ́c hàng trăm khán giả, hồn nhiên hát nhữ̃ng bài dân ca quê hương được mẹ dạy thuộc lời.

Dân ca đã có sẵn, đằm sâu và chảy trong dòng máu ngườ̀i con gái đồng quê Xứ Nghệ. Trong suốt những năm tháng học trò, trong trườ̀ng trong lớ́p, trong các phong trào văn nghệ của trường cũng như của làng xóm luôn lanh lảnh tiếng hát của cô học trò nhỏ nhắn Hồng Lựu.

Niềm đam mê ấy theo Lự̣u lớ́n lên để rồi khi học hết phổ thông, thay vì thi đại học như bạn bè cùng trang lứ́a, Lự̣u đã chọn thi vào trường văn hóa nghệ thuật của tỉnh để thỏa ước nguyện đam mê ca hát.

Sau khi tốt nghiệp trường văn hóa nghệ thuật tỉnh chuyên ngành dân ca. Ra trường Hồng Lựu đầu quân vào đoàn dân ca Nghệ Tĩnh. Từ đây ước mơ của Hồng Lựu đã được chắp cánh.

Trịnh Ðình Nghi
.
.
.