Những giấc mơ sắc màu

Thứ Năm, 04/06/2015, 15:00
Những bức tranh đầy màu sắc về thế giới yêu thương, về gia đình, bạn bè, được trẻ tự kỷ vẽ đang trưng bày tại triển lãm "Khác biệt và tương lai". Đó là cách các em đang vẽ về những giấc mơ của mình, những giấc mơ trong lành, tươi sáng như tâm hồn các em.
Nhng thế gii khác bit

Trung Hiếu, Gia Bảo, Nem, Bình Minh, Hoàng Minh, 5 gương mặt với 5 thế giới màu sắc riêng biệt, xúc động. Một cánh cửa này đóng lại. Và sẽ có những cánh cửa khác được mở ra. Thế giới của những đứa trẻ tự kỷ đóng lại bằng giao tiếp thông thường. Nhưng sẽ có một thế giới khác mở ra với các con. Hội họa là một cách để những đứa trẻ tự kỷ giao tiếp, trò chuyện với thế giới mình đang sống.

Đó là thế giới của những con vật, được tạc bằng hình khối độc đáo trong những bức tượng bằng giấy rất ấn tượng của Bình Minh. Mẹ của Minh kể: "Minh là một điển hình của trẻ tự kỷ, không có khả năng giao tiếp với mọi người. Thế giới của Minh luôn đóng kín. Sáu năm gần đây, thế giới của Minh là những hình khối. Đầu tiên là giấy và kéo. Giấy nào Minh cũng cắt. Rồi sau đó là xé giấy và dùng đất nặn các con vật, rất đẹp và tinh tế. Ba năm gần đây, có lần một cuộn băng dính rơi vào tay, thế là Minh say sưa cuộn những tờ báo, giấy thành các con vật.

Triển lãm khác biệt và tương lai tại Hà Nội.

18 tháng tuổi, Minh đã có những biểu hiện không bình thường. Càng lớn lên, Minh càng ít nói và không chịu giao tiếp. Thế giới của Minh là những hình khối, những con vật mà Minh nhìn thấy hoặc xem hoạt hình. Minh đặc biệt mê những con vật, vì thế tranh hay tượng của Minh là những chú trâu ngộ nghĩnh, hay những chú bò, chú dê độc đáo theo cách Minh cảm nhận…

"Minh không thể giao tiếp với mọi người một cách thông thường. Và ngôn ngữ của con đến với thế giới là hội họa, là tượng. Tôi có thể cảm nhận được nỗi buồn, niềm vui của con, cũng như tâm hồn yêu cuộc sống, yêu động vật của con qua những bức tranh con vẽ và những bức tượng con tạo hình. Tôi muốn con có thể khẳng định sự tồn tại của mình trong thế giới nhân văn này bằng thế giới của riêng con - đó là một thế giới khác biệt với chúng ta, nhưng nó có ngôn ngữ riêng của mình".

Niềm vui hân hoan khi được cùng mẹ đi thăm Lăng Bác. Đó là những giấc mơ về biển, đôi khi là những góc nhìn giản dị về những con đường, những chiếc bánh, những que kem con ăn, những quả cà chua con nhìn thấy. Một thế giới hồn hậu, đa sắc màu nhưng ấm áp, tươi vui. Thế giới của Nem là vậy.

Tượng bằng giấy của Bình Minh.

Câu chuyện của Nem là hành trình gian nan vất vả của mẹ khi phát hiện ra Nem bị chứng tự kỷ và hội chứng Noonan. Nem gần như không giao tiếp và không kiểm soát được hành động của mình. "Với chứng tự kỷ, thế giới đối với Nem luôn khó hiểu, với chứng rối loạn cảm giác, thế giới xung quanh luôn lộn xộn, bất an. Nhưng tranh của Nem là những gam màu tươi sáng, rực rỡ, sống động". Một thế giới sống động, hồn nhiên, đầy sắc màu về gia đình, về những nơi Nem đã đến, về thế giới xung quanh Nem. Ở đó là một tâm hồn đáng yêu, hồn hậu được bao bọc, yêu thương.

Còn đây là câu chuyện của Trịnh Hoàng Minh, 13 tuổi, cậu bé duy nhất có khả năng "thuyết trình" những bức tranh của mình, dù khá ngượng nghịu. Minh say mê kể về bức tranh mà cậu thích: "Thành phố đầu thế kỷ 22": "Có những tòa nhà có mạch điện lớn, phát sáng. Tòa nhà quả cầu không trọng lực đầu tiên trên thế giới. Đi thang máy tốc độ 1,25 giây để lên khu mua sắm ở trên cao, sau đó vào khu vực trải nghiệm không trọng lực. Ngoài cùng bên phải là toà nhà từ cuối thế kỷ 21".

Đó là bức tranh mà Hoàng Minh thích nhất trong rất nhiều những tác phẩm của mình. Minh ước mơ sau này trở thành họa sĩ. "Từ nhỏ cháu muốn thành họa sĩ và sau này cháu cũng sẽ thành họa sĩ", Minh nói.

Biển trong tranh của Gia Bảo.

"Ngày 25/5/2006, chúng tôi đã biến ngôi nhà của mình thành một trường học nhỏ có học sinh duy nhất là Hoàng Minh với chương trình can thiệp theo giáo án mẹ soạn. Chương trình đó kéo dài 3 năm, đến khi con vào lớp 1. Giờ con học lớp 7, có thể rất khó khăn để học cùng các bạn, nhưng hằng ngày con vẫn tự đạp xe đến trường một cách tự lập và vui vẻ. Những nét vẽ là những câu chuyện con muốn kể, giao tiếp theo kiểu của con, qua góc nhìn của con, và góc nhìn đó cũng thay đổi từng ngày theo hành trình con lớn lên" Mẹ Minh chia sẻ.

Mỗi đứa trẻ là một tiểu vũ trụ. Vẽ tranh là cách các con giao tiếp với thế giới theo cách của mình. Cách đó có thể khác biệt với chúng ta, những con người bình thường. Nhưng ở đó cũng có niềm vui, nỗi buồn và có cả những giấc mơ.

Cn s chung tay ca cng đng

Những giấc mơ của những đứa trẻ tự kỷ sẽ đi về đâu nếu không có sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Tương lai của những đứa trẻ tự kỷ sẽ ra sao, khi bố mẹ qua đời, khi bên cạnh các em không có ai nâng đỡ. "Cũng như trẻ không tự kỷ, trẻ tự kỷ có tiềm năng riêng, những mưu cầu căn bản và cả mưu cầu hạnh phúc. Nem và những người như Nem cần lắm sự giúp đỡ, dìu dắt từ cộng đồng để bước vào đời. Khi mà chương trình học văn hóa con không học nổi., làm sao Nem có thể đạt được ước mơ, trở thành người thiết kế logo? Tương lai có mở lối cho Nem?" - Nỗi lo lắng của chị Lan Phương, mẹ Nem cũng là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ có con bị tự kỷ.

Thành phố đầu thế kỷ 22 của Trịnh Hoàng Minh.

Bà Mai Anh - Phó Chủ tịch CLB Trẻ tự kỷ Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi cũng mong muốn rằng, sẽ có một ngôi trường, một không gian dành cho những trẻ tự kỷ để các em có thể được học, sinh hoạt trong môi trường chung của mình.

Những ngôi trường, mô hình như thế này trên thế giới đã có từ rất lâu, gánh nặng của các gia đình được san sẻ và các em được thấu hiểu, được cộng đồng gần gụi, yêu thương. Cũng như những đứa trẻ bình thường, trẻ tự kỷ có những tiềm năng riêng, những nhu cầu căn bản và cả mưu cầu hạnh phúc. Trẻ tự kỷ cần sự nâng đỡ và dìu dắt từ cộng đồng.

Trẻ tự kỷ rất khó để hòa nhập với thế giới xung quanh. Nếu cha mẹ có con tự kỷ không đưa con ra xã hội để thấy sự khác biệt của con thì sẽ không phát huy được những tiềm năng của trẻ".

Ha sĩ Lê Thiết Cương:

Tôi cảm nhận trong tranh của các cháu những trái tim nhạy cảm, những tâm hồn đẹp, dù các cháu không có cách ứng xử, giao tiếp như những người bình thường khác. Tôi xin mượn lời của Thiên Chúa giáo nói rằng, chỉ có trẻ em mới vào được nấc thiên đàng. Tranh của các cháu đầy lạc quan, đầy niềm tin và trong sáng, điều mà những người lớn bình thường, đủ đầy như chúng ta chưa chắc đã vẽ được.

Tôi chỉ mong triển lãm này như tiếng chuông đánh thức tất cả những người trong cộng đồng, mà đơn vị đầu tiên là gia đình, rộng hơn là nhà trường, xã hội và rộng hơn nữa là nhà nước hiểu về hội chứng tự kỷ để có nhận thức đúng về các cháu. Hãy coi đó là một khuyết tật. Ở đây không có gì bi quan, có thể các cháu không tốt ở điểm này, nhưng các cháu lại có những khả năng khác như vẽ, chơi đàn, đánh cờ…

Chúng tôi coi các cháu là một mắt xích trong một chuỗi giá trị của những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Và sẽ có một triển lãm về những sản phẩm này của các cháu vào năm sau.

Bà Nguyn Th Mai Anh - Phó Ch tch CLB Tr t k Hà Ni:

Thực tế, trên thế giới, tự kỷ được coi là một khuyết tật. Nếu tự kỷ không được coi là khuyết tật thì sẽ không có sự hỗ trợ đặc biệt nào từ phía nhà trường, nhà nước. Khi trẻ tự kỷ được công nhận là khuyết tật, chắc chắc các con sẽ có môi trường giáo dục phù hợp. Và khi các con được giáo dục tốt, các con sẽ được hướng nghiệp và nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ phía xã hội. Tôi rất lo lắng cho tương lai của các con.

Qu "Ngh thut và T k" đã chính thc ra mt. Thông qua vic bán đu giá các sn phm ca tr t k và kêu gi s đóng góp ca cng đng vi mc đích:

- Xây dựng trang thông tin trực tuyến giới thiệu sản phẩm, tác phẩm năng lực khác biệt liên quan đến nghệ thuật của người tự kỷ; làm cầu nối giới thiệu tới cộng đồng.

-  Tổ chức hội thảo hướng nghiệp, hỗ trợ người tự kỷ hướng tới khả năng sống độc lập.

-  Nghiên cứu và làm các sản phẩm ứng dụng đóng góp cho cộng đồng với sự tham gia của người tự kỷ, gắn kết vào chuỗi giá trị xã hội chung.

- Vận động tổ chức triển lãm sản phẩm ứng dụng và tác phẩm của người tự kỷ.

Thông tin chi tiết liên hệ bà Nguyễn Thị  Mai Anh - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Trẻ tự kỷ Hà Nội - điện thoại: 0915 36 93 69.


Việt Hà - Đậu Dung
.
.
.